Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch

Với những mô hình nông nghiệp phát triển theo hướng đó, người nông dân sẽ có lợi ích kép: Thu lợi từ sản phẩn mình làm ra và thu lợi từ khách du lịch đến tham quan mô hình.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, mục tiêu của Hội An là phấn đấu đến năm 2015 đưa 2 xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) và 2 xã Cẩm Kim và Tân Hiệp sẽ đạt chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, chủ trương của thành phố là không cố gắng để đạt các tiêu chí một cách hình thức mà chú trọng chất lượng các tiêu chí, làm sao cho đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập của người dân được nâng lên.
Theo ông Dũng, hơn 4 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, Hội An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, cái được lớn nhất là nhận thức của cán bộ, nhân dân về chương trình đã được nâng lên đáng kể. Các hội, đoàn thể cũng tích cực thực hiện phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM. Ngoài ra, Hội An đã huy động được nhiều nguồn lực trong dân, cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng NTM. Điển hình như Cẩm Thanh đã huy động trong 4 năm qua hơn 7,8 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đống góp hơn 6,4 tỷ đồng, số còn lại là nhân dân đóng góp.
Những năm qua, thành phố luôn quan tâm đến phát triển sản xuất và xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, nhằm nâng cao thu nhập người nông dân ở các xã vùng ven. Hiện nay, nhiều mô hình được xây dựng và đã phát huy hiệu quả, nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Như mô hình trồng rau hữu cơ với diện tích 6.300m2 tại thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh.
Đến nay, mô hình này đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả cho người nông dân. Hay như mô hình Làng rau Trà Quế với diện tích 18,5ha ở xã Cẩm Hà... Đặc biệt, để đẩy nhanh tốc độ phát triển ở vùng nông thôn, TP.Hội An ưu tiên nguồn lực xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn về điện, nước sinh hoạt, giao thông, kênh mương nội đồng...
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, để nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân và xây dựng NTM một cách bền vững, trong những năm tới thành phố sẽ ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sạch, hiệu quả và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích cà phê già cỗi cần phải trồng thay thế và chuyển đổi trong 5-10 năm tới tại Tây Nguyên khoảng 140.000-160.000 ha (chiếm trên 20% diện tích cà phê của toàn vùng); trong đó cà phê trên 20 năm tuổi hiện có trên 86.000 ha. Nếu không kịp thời tái canh, chất lượng và sản lượng cà phê của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Trước mắt, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Dương Minh Châu khuyến cáo nông dân nên sử dụng phân vi sinh khi trồng mì, vì trong loại phân bón này có chất Trichoderma có thể khống chế 5 loại nấm trong đất ngăn không cho chúng phát triển, hạn chế mức độ thối củ trên cây mì.

Vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn đã phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ngân Sơn triển khai mô hình “Chống rét và giữ ẩm cho cây thuốc lá bằng màng phủ nông nghiệp", đến nay sau 5 tháng triển khai thực hiện mô hình mang lại những kết quả đáng ghi nhận.