Thu lợi kép từ làm nông nghiệp sạch

Với những mô hình nông nghiệp phát triển theo hướng đó, người nông dân sẽ có lợi ích kép: Thu lợi từ sản phẩn mình làm ra và thu lợi từ khách du lịch đến tham quan mô hình.
Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND TP.Hội An cho biết, mục tiêu của Hội An là phấn đấu đến năm 2015 đưa 2 xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) và 2 xã Cẩm Kim và Tân Hiệp sẽ đạt chuẩn vào năm 2020. Tuy nhiên, chủ trương của thành phố là không cố gắng để đạt các tiêu chí một cách hình thức mà chú trọng chất lượng các tiêu chí, làm sao cho đời sống vật chất, tinh thần, thu nhập của người dân được nâng lên.
Theo ông Dũng, hơn 4 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, Hội An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, cái được lớn nhất là nhận thức của cán bộ, nhân dân về chương trình đã được nâng lên đáng kể. Các hội, đoàn thể cũng tích cực thực hiện phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM. Ngoài ra, Hội An đã huy động được nhiều nguồn lực trong dân, cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng NTM. Điển hình như Cẩm Thanh đã huy động trong 4 năm qua hơn 7,8 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp đống góp hơn 6,4 tỷ đồng, số còn lại là nhân dân đóng góp.
Những năm qua, thành phố luôn quan tâm đến phát triển sản xuất và xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, nhằm nâng cao thu nhập người nông dân ở các xã vùng ven. Hiện nay, nhiều mô hình được xây dựng và đã phát huy hiệu quả, nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch. Như mô hình trồng rau hữu cơ với diện tích 6.300m2 tại thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh.
Đến nay, mô hình này đã cho thu hoạch và mang lại hiệu quả cho người nông dân. Hay như mô hình Làng rau Trà Quế với diện tích 18,5ha ở xã Cẩm Hà... Đặc biệt, để đẩy nhanh tốc độ phát triển ở vùng nông thôn, TP.Hội An ưu tiên nguồn lực xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông thôn về điện, nước sinh hoạt, giao thông, kênh mương nội đồng...
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, để nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân và xây dựng NTM một cách bền vững, trong những năm tới thành phố sẽ ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sạch, hiệu quả và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Bà Phạm Thị Chín ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, được biết đến là người thành công với mô hình trồng cây ăn trái, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

Kết thúc vụ lúa vừa qua, nông dân trong tỉnh vô cùng phấn khởi vì vừa trúng mùa lại được giá. Nhiều nơi năng suất đạt ngoài mong đợi của người dân và chính quyền địa phương.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su, nhất là vào thời điểm cây ra lá non, thuận lợi cho các bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá, nhện đỏ, nhện vàng phát sinh gây hại.

Năm 2014, huyện Cát Hải (Hải Phòng) triển khai nhiều giải pháp nhằm đạt giá trị sản xuất thủy sản (giá cố định 2010) 482,5 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu trên, huyện đặt kế hoạch đạt tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng là 8.400 tấn.

Gần 2 tháng qua, rau câu xuất hiện ở đầm Ô Loan với mật độ dày đặc, có gia đình vớt rau câu thu nhập mỗi ngày gần 1 triệu đồng. Đặc biệt, năm nay đầm Ô Loan còn xuất hiện con sứa cơm sau 2 năm vắng bóng.