Thu Lợi Hơn 700 Triệu Đồng Từ 2 Ao Tôm Chân Trắng

Trong những ngày đầu năm mới, một hộ nuôi tôm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã thu lợi nhuận hơn 700 triệu đồng từ bán tôm thẻ chân trắng.
Trong các ngày 8, 9 và 10/2/2014, ông Dương Hoàng Thảo (ngụ ấp Giồng Bàn, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) tiến hành thu hoạch 2 ao, bắt được hơn 5,5 tấn tôm chân trắng thương phẩm. Với bình quân 93 con/kg, giá bán 137.000 đồng/kg, ông Thảo thu về hơn 750 triệu đồng. Để có được sản lượng này, ông Thảo đã thả nuôi 400.000 con giống với 70 ngày thả nuôi.
Trước đó, vào giữa tháng 1/2014, ông Thảo cũng đã thu hoạch 1 ao nuôi tôm chân trắng, sau 67 ngày thả nuôi với số lượng 250.000 con giống, thu được 2,1 tấn tôm thương phẩm, giá bán 169.000 đồng/kg, thu về hơn 350 triệu đồng.
Như vậy, ngay trong những ngày đầu năm 2014, ông Dương Hoàng Thảo đã thu hoạch 3 ao nuôi tôm chân trắng, tổng sản lượng thu được hơn 7,6 tấn tôm thương phẩm, thu về hơn 1,1 tỉ đồng, lợi nhuận gần 700 triệu đồng. Năm 2013, với 3 ao nuôi, diện tích chưa đầy 1 ha, ông Dương Hoàng Thảo đã thu được hơn 12 tấn tôm thẻ chân trắng thương phẩm, mang về lợi nhuận hơn 1 tỉ đồng.
Ông Thảo phấn khởi: “Sản lượng tôm chân trắng nuôi đạt khá cao, khoảng 10 tấn/ha/vụ. Hiện nay, giá tôm chân trắng thương phẩm đã giảm từ 10.000 đồng đến hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2013, nếu không thì lợi nhuận sẽ còn cao hơn”.
Theo ông Thảo, yếu tố quyết định đến thành bại trong nuôi tôm chân trắng là ở chất lượng con giống. Do đó, các hộ nuôi tôm chân trắng cần phải chọn mua giống của những cơ sở có thương hiệu, uy tín để hạn chế rủi ro.
Có thể bạn quan tâm

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.
Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Dù không phải là vật nuôi truyền thống, có lợi thế phát triển nhưng vài năm gần đây, con dê mang đến cho những hộ nghèo, hộ khó khăn những cơ hội tăng thu nhập, vươn lên, cải thiện đời sống.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh có gần 1.000ha mía được bà con trồng lưu gốc, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, với khoảng 760ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích mía của thành phố (2.500ha). Bởi vì, Vị Thanh là vùng đất cao, ít bị nước lũ đe dọa nên thuận tiện cho bà con áp dụng mô hình canh tác mía lưu gốc.