Thu Lợi Cao Từ Nuôi Bò Lai

Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các ngành, các cấp, nông dân ở xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre) đã từng bước chuyển đổi, thay thế dần giống bò địa phương sang hướng nuôi bò lai, có giá trị kinh tế cao.
Điển hình trong việc tìm giống bò mới, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có anh Nguyễn Tấn Kim Khánh, ở ấp Hưng Nhơn. Vào năm 2003, trong khi phần lớn nông dân của xã tập trung chuyển đổi các diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chuyên canh, luân canh rau màu, cây ăn trái, thì gia đình anh Khánh đã chọn mô hình chăn nuôi bò làm nguồn thu nhập chính. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống, nên anh Khánh đã đầu tư vốn mua 6 con bò giống địa phương về nuôi, lợi nhuận không cao.
Năm 2004, qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi và nghe thông tin từ báo, đài về các giống bò lai, anh Khánh bắt đầu chuyển đổi dần những con bò địa phương sang những con bò đã được lai với các giống ngoại có trọng lượng từ 600 đến trên 1.000 kg/con như: lai-sind, Red-Angus, bò cọp. Vừa qua, gia đình anh bán ra được 2 con bò đực, thu về trên 95 triệu đồng, sau khi khấu hao chi phí, anh còn lãi hơn 45 triệu đồng. Hiện trong chuồng bò của gia đình đang có 4 con bò đực lai và 2 con nái.
Anh Khánh cho biết: Nuôi bò không mất nhiều thời gian, công chăm sóc và chi phí thức ăn, bởi tận dụng được nguồn cỏ trồng xen trong vườn nhãn và nước hèm kháp rượu của gia đình. Nuôi bò lai cần quan tâm đến khâu vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các dịch bệnh thường xuất hiện như: bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, các bệnh nội, ngoại ký sinh trùng…
Có thể bạn quan tâm

Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Tại thời điểm này, người trồng ngô đang gặp nhiều khó khăn do giá ngô giảm. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV NTNN tại Sơn La, nhờ kịp thời lựa chọn giống biến đổi gen vào trồng, nên dù giá có giảm, người nông dân vẫn có lãi với năng suất ngô lên tới 10 tấn/ha.

Mô hình nuôi hươu lấy nhung được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah triển khai từ năm 2013. 3 năm qua, 2 hộ tham gia mô hình được cấp 8 con hươu giống nay đã nâng tổng đàn hươu lên 18 con, bước đầu đã giúp các gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ việc bán nhung hươu.

Mít Thái là loại cây ăn quả dễ trồng, quả sai, múi to, hạt nhỏ, vỏ mỏng, thơm ngon và ngọt. Mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Trần Văn Thuận ở xóm Vệ Nông xã Vân Diên (Nam Đàn) cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ năm đang mở ra nhiều triển vọng mới cho các vùng đất bán sơn địa...

Dù không có diện tích để canh tác hay trồng trọt nhưng người tiêu dùng vẫn có cơ hội sở hữu vài cây xoài, thậm chí cả vườn xoài đặc sản ở huyện Cao Lãnh thông qua mô hình “Cây xoài nhà tôi”. Đây là ý tưởng độc đáo của Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh với mong muốn mang sản phẩm của mình đến gần hơn nữa với người tiêu dùng.