Thu Lợi Cao Từ Nuôi Bò Lai

Những năm gần đây, được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các ngành, các cấp, nông dân ở xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre) đã từng bước chuyển đổi, thay thế dần giống bò địa phương sang hướng nuôi bò lai, có giá trị kinh tế cao.
Điển hình trong việc tìm giống bò mới, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có anh Nguyễn Tấn Kim Khánh, ở ấp Hưng Nhơn. Vào năm 2003, trong khi phần lớn nông dân của xã tập trung chuyển đổi các diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang chuyên canh, luân canh rau màu, cây ăn trái, thì gia đình anh Khánh đã chọn mô hình chăn nuôi bò làm nguồn thu nhập chính. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống, nên anh Khánh đã đầu tư vốn mua 6 con bò giống địa phương về nuôi, lợi nhuận không cao.
Năm 2004, qua tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi và nghe thông tin từ báo, đài về các giống bò lai, anh Khánh bắt đầu chuyển đổi dần những con bò địa phương sang những con bò đã được lai với các giống ngoại có trọng lượng từ 600 đến trên 1.000 kg/con như: lai-sind, Red-Angus, bò cọp. Vừa qua, gia đình anh bán ra được 2 con bò đực, thu về trên 95 triệu đồng, sau khi khấu hao chi phí, anh còn lãi hơn 45 triệu đồng. Hiện trong chuồng bò của gia đình đang có 4 con bò đực lai và 2 con nái.
Anh Khánh cho biết: Nuôi bò không mất nhiều thời gian, công chăm sóc và chi phí thức ăn, bởi tận dụng được nguồn cỏ trồng xen trong vườn nhãn và nước hèm kháp rượu của gia đình. Nuôi bò lai cần quan tâm đến khâu vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa các dịch bệnh thường xuất hiện như: bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, các bệnh nội, ngoại ký sinh trùng…
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/2, giá atisô tại chợ Đà Lạt loại hoa tươi chỉ còn 30.000 đồng/kg; trong khi, cách nay hơn nửa năm, giá này là 300.000 đồng; có lúc, giá này tăng lên đến 350.000 đồng (khoảng tháng 8/2014) - tăng gấp 7 lần so với cuối năm 2013. Tuy nhiên, trong gần nửa năm gần đây, giá atisô Đà Lạt giảm dần khiến nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt bỏ vườn atisô có khả năng tái diễn như cách nay hơn hai năm.

Trang trại chuối Laba Đà Lạt Điền Công Tâm là ý tưởng và tâm huyết chung của ba ông Điền, Công, Tâm - cũng là những người bạn thân thiết của nhau. Đây là trang trại chuyên canh chuối khép kín từ khâu sản xuất cây giống, đến trồng chuối thương phẩm, bắt đầu từ năm 2013, trên diện tích 50ha tại thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh.

Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.