Thu lãi hàng trăm triệu nhờ trồng cam

Khi bắt tay vào làm kinh tế, anh Nông Văn Trúc (ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) gặp nhiều khó khăn khi trồng cam, bản thân chưa qua lớp đào tạo kỹ thuật nào nên kiến thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế, lao động chủ yếu là thủ công nên hiệu quả, năng suất thấp.
Nhưng với suy nghĩ “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, năm 2004, anh Trúc đã mạnh dạn vay vốn mua đất trồng thử nghiệm 400 cây cam sành và 50 cây quýt giấy, sau 5 năm vườn cây của anh cho thu hoạch và lãi gần 100 triệu đồng.
Thấy được hiệu quả kinh tế của cây cam sành, anh Trúc tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng cam sành.
Đến nay, Anh Trúc đã có 4ha cam sành với hơn 1.400 gốc cam đang cho thu hoạch.
Mùa cam năm 2014, Nông Văn Trúc thu hoạch trên 80 tấn quả, trừ chi phí, anh thu lãi 720 triệu đồng.
Anh Nông Văn Trúc cho biết: Tôi chọn cây cam, vì cây cam phù hợp đất đai ở đây.
Tôi chăm sóc, tập trung đầu tư.
Sau quá trình chăm sóc cam đến nay thu nhập bước đầu khả quan.
Tới đây tôi dự định mua thêm đất mở rộng diện tích trồng cây cam.
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, anh Trúc còn tích cực vận động đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, giúp đỡ các đoàn viên vay vốn và tư vấn kiến thức, kinh nghiệm trồng cam.
Anh Trần Văn Trung, ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên cho biết: “Trước đây gia đình tôi cũng khó khăn, không có tiền, thấy gia đình tôi như vậy thì anh Trúc cũng cho tôi vay tiền để đầu tư trồng cam sành.
Đến nay gia đình tôi kinh tế cũng ổn định mỗi năm thu hoạch khoảng hơn 30 tấn cam.
Trừ chi phí tôi còn khoảng gần 200 triệu đồng”.
Theo anh Vũ Trung Thành, Bí thư Đoàn xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, mô hình kinh tế của anh Nông Văn Trúc là mô hình kinh tế thanh niên tiêu biểu của đoàn viên thanh niên trong xã, mang lại thu nhập hiệu quả cao không chỉ cho gia đình mà tạo công ăn việc làm cho các đoàn viên thanh niên.
Với những thành quả đạt được do nỗ lực không ngừng, Anh Trúc vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2015 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.
Giải thưởng Lương Định Của năm 2015 là động lực để anh Nông Văn Trúc không ngừng phấn đấu trong phong trào lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân và đóng góp cho cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thoạt nghe, không ít người thấy lạ vì dường như đang “đi ngược” với định hướng, quy hoạch phát triển cà phê - cây “mũi nhọn” trong phát triển kinh tế của Mường Ảng.

Có thể nói, dù không phải là năm được đánh giá cao về sản lượng, nhưng giá cả và mức độ tiêu thụ mùa cam 2013 đã làm hài lòng người trồng cam. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, trung bình giá cam mùa 2013 đạt từ 18.000 – 20.000đ/kg; giá bán của trái cam sành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt từ 23.000 – 25.000đ/kg.

Vụ Đông-xuân năm 2014, theo kế hoạch, huyện Quang Bình gieo cấy với tổng diện tích lúa 2.394,24 ha, cơ cấu giống mới chiếm trên 90% diện tích, chủ yếu là giống Nhị ưu 838, HKT99, BG1, BC15.

Trong những ngày đầu năm mới, một hộ nuôi tôm tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã thu lợi nhuận hơn 700 triệu đồng từ bán tôm thẻ chân trắng.

Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản của ngư dân Khánh Hòa trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, chính vì vậy, nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ để tránh việc thua lỗ. Tuy nhiên, sau một thời gian nằm bờ, đến nay, nhiều tàu cá bắt đầu ra khơi đánh bắt trong vụ cá chính của năm.