Thu lãi hàng trăm triệu nhờ trồng cam

Khi bắt tay vào làm kinh tế, anh Nông Văn Trúc (ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) gặp nhiều khó khăn khi trồng cam, bản thân chưa qua lớp đào tạo kỹ thuật nào nên kiến thức về khoa học kỹ thuật còn hạn chế, lao động chủ yếu là thủ công nên hiệu quả, năng suất thấp.
Nhưng với suy nghĩ “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, năm 2004, anh Trúc đã mạnh dạn vay vốn mua đất trồng thử nghiệm 400 cây cam sành và 50 cây quýt giấy, sau 5 năm vườn cây của anh cho thu hoạch và lãi gần 100 triệu đồng.
Thấy được hiệu quả kinh tế của cây cam sành, anh Trúc tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng cam sành.
Đến nay, Anh Trúc đã có 4ha cam sành với hơn 1.400 gốc cam đang cho thu hoạch.
Mùa cam năm 2014, Nông Văn Trúc thu hoạch trên 80 tấn quả, trừ chi phí, anh thu lãi 720 triệu đồng.
Anh Nông Văn Trúc cho biết: Tôi chọn cây cam, vì cây cam phù hợp đất đai ở đây.
Tôi chăm sóc, tập trung đầu tư.
Sau quá trình chăm sóc cam đến nay thu nhập bước đầu khả quan.
Tới đây tôi dự định mua thêm đất mở rộng diện tích trồng cây cam.
Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, anh Trúc còn tích cực vận động đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, giúp đỡ các đoàn viên vay vốn và tư vấn kiến thức, kinh nghiệm trồng cam.
Anh Trần Văn Trung, ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên cho biết: “Trước đây gia đình tôi cũng khó khăn, không có tiền, thấy gia đình tôi như vậy thì anh Trúc cũng cho tôi vay tiền để đầu tư trồng cam sành.
Đến nay gia đình tôi kinh tế cũng ổn định mỗi năm thu hoạch khoảng hơn 30 tấn cam.
Trừ chi phí tôi còn khoảng gần 200 triệu đồng”.
Theo anh Vũ Trung Thành, Bí thư Đoàn xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, mô hình kinh tế của anh Nông Văn Trúc là mô hình kinh tế thanh niên tiêu biểu của đoàn viên thanh niên trong xã, mang lại thu nhập hiệu quả cao không chỉ cho gia đình mà tạo công ăn việc làm cho các đoàn viên thanh niên.
Với những thành quả đạt được do nỗ lực không ngừng, Anh Trúc vinh dự được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2015 dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”.
Giải thưởng Lương Định Của năm 2015 là động lực để anh Nông Văn Trúc không ngừng phấn đấu trong phong trào lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân và đóng góp cho cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết đang triển khai thí điểm mô hình nuôi 2.000 con cá sấu nước ngọt chất lượng cao tại trại cá sấu Tồn Phát (huyện Củ Chi).

Với bản tính cần cù, chịu khó, sau khi phục viên về địa phương, anh Nguyễn Long Anh (SN 1959) ngụ ấp 2, xã Mỹ Thạnh Bắc (Đức Huệ, Long An), đã cố gắng tích góp đầu tư chăn nuôi với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình.

Nuôi cá kèo là mô hình kinh tế được người dân xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (Cà Mau) áp dụng từ vài năm trở lại đây. Theo ông Nguyễn Văn Hai - Phó Chủ tịch UBND xã, đây là mô hình sản xuất hiệu quả, ít rủi ro, tăng thu nhập bền vững, địa phương đang khuyến khích bà con nhân rộng.

Sau hơn nửa năm mày mò nghiên cứu, tìm mua giống trồng thử nghiệm, anh Vũ Nhuần ở Vạn Kiếp, phường 8, Đà Lạt đã thành công và bắt đầu thu lợi từ cây cà chua “siêu ngọt”.

Là người có ý chí vượt khó, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Lê Thế Tĩnh (30 tuổi), ở thôn 3, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi.