Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hút FDI Vào Nông Nghiệp Khó Vì Đâu?

Thu Hút FDI Vào Nông Nghiệp Khó Vì Đâu?
Ngày đăng: 17/10/2014

Việt Nam đã thu hút được hơn 243 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 3,39 tỷ USD, chiếm 1,4% tổng vốn đăng ký.

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT) - cho biết: Nếu như cách đây 15 năm, vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư FDI thì 3 năm trở lại đây, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm chưa đầy 0,5% tổng vốn đầu tư. Mặc dù, trong chính sách thu hút FDI, đây được coi là lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư.

9 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 1.152 dự án FDI mới, và 417 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 11,18 tỷ USD. Tuy nhiên, lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chỉ thu hút được 14 dự án mới và 8 dự án tăng vốn, với tổng vốn đăng ký đạt 68,45 triệu USD, chiếm hơn 0,5% tổng vốn đầu tư.

Không chỉ khó thu hút vốn, theo Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp đa phần là các dự án có quy mô nhỏ, trung bình khoảng 6,6 triệu USD. Trong khi vốn trung bình của một dự án FDI là khoảng 14,7 triệu USD.

Theo PGS. TS Bùi Tất Thắng- Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT): Nguyên nhân khiến lĩnh vực nông nghiệp khó thu hút được FDI do lĩnh vực này vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro do bất lợi của dịch bệnh, thời tiết, thiên tai. Sản phẩm nông nghiệp lại có tỷ suất lợi nhuận thấp, hệ thống sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản còn nhiều bất cập do chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp, chưa phát huy được vai trò của các hiệp hội theo ngành hàng.

Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp chưa thuận lợi, hoạt động nông nghiệp manh mún, các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ mạnh là nguyên nhân khiến lĩnh vực này khó thu hút FDI.

Bộ KH&ĐT cho biết, sắp tới sẽ đưa ra một loạt các giải pháp nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, sẽ mở rộng các hình thức ưu đãi, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ cho nông dân và các doanh nghiệp khi bị tổn thất do thiên tai, rủi ro về biến động giá thị trường nông sản.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, ngoài các ưu đãi trên, cần coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư là biện pháp tốt để xây dựng hình ảnh, thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này ở Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học, Lợi Nhuận Tăng Gấp 3 Lần Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học, Lợi Nhuận Tăng Gấp 3 Lần

Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.

16/01/2014
Thái Lan Và Pê-Ru Khuẩn Vibrio Tấn Công Ấu Trùng Tôm Thái Lan Và Pê-Ru Khuẩn Vibrio Tấn Công Ấu Trùng Tôm

ộ Thủy sản Thái Lan đã tiến hành khảo sát nhằm đặt ra tiêu chuẩn đối với khuẩn Vibrio tấn công ấu trùng tôm ở mức ít hơn 1000 CFU/g( đơn vị hình thành đàn/gram) khi nuôi trong tảo trước khi thả giống

20/01/2014
Malaysia - Lời Khuyên Hữu Ích Trong Việc Đối Phó Với Hội Chứng Tử Vong Sớm (EMS) Malaysia - Lời Khuyên Hữu Ích Trong Việc Đối Phó Với Hội Chứng Tử Vong Sớm (EMS)

Trong cuộc chiến với bệnh EMS, bài báo này được viết bởi Karunanithi Muthusamy đã xuất hiện trong mục điểm tin tháng 11-12 năm 2013 của tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương.

20/01/2014
Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt Ấn Độ Và Israel – Phát Triển Tôm Đực Nước Ngọt

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ

20/01/2014
Tín Hiệu Vui Từ Con Tôm Thẻ Chân Trắng Tín Hiệu Vui Từ Con Tôm Thẻ Chân Trắng

Năm 2013, có thể nói con tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh vị thế hơn con tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Đây là tín hiệu vui trong mục tiêu đa dạng hoá đối tượng con nuôi thủy sản ở Trà Vinh.

20/01/2014