Thu Hút Cơ Sở Đóng Tàu Vỏ Thép Vào Quảng Nam

Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám tại buổi làm việc với UBND Quảng Nam liên quan đến việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản vào hôm qua 16.9.
Sở NN-PTNT Quảng Nam cho biết, địa phương được Bộ phân bổ đóng mới 92 chiếc tàu đánh cá, 9 chiếc tàu dịch vụ hậu cần, trong đó ngư dân đã đăng ký đóng 45 tàu vỏ thép. Tuy nhiên, hiện trên địa bàn chỉ có 4 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ, chưa có cơ sở đóng tàu vỏ thép. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng cho biết thêm ngư dân địa phương vẫn chưa tiếp cận được mẫu tàu vỏ thép dẫn đến công tác triển khai gặp khó khăn.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin Bộ đã chỉ đạo các Sở NN-PTNT và các cơ quan liên quan tham mưu cho tỉnh xem xét công nhận các cơ sở đủ điều kiện đóng tàu báo cáo Bộ. Sau đó, Bộ sẽ tập hợp thành một danh mục các cơ sở đủ điều kiện đóng, duy tu tàu cá vỏ thép để ngư dân lựa chọn, không ấn định đóng ở cơ sở nào.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm hướng bà con ngư dân sản xuất sản phẩm sạch, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ vốn và kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình "Phát triển nuôi tôm sú theo quy trình GAP".

Không chỉ thiếu nước vì hạn hán, nhiều diện tích lúa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đang bị chuột cắn phá và sâu bệnh hoành hành, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ khiến bà con nông dân lo lắng.

Hiện nay, sản lượng đường trong nước đang dư thừa, tồn kho tăng cao trong khi đó tình hình buôn lậu đường ở một số cửa khẩu diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và tiêu thụ đường trong nước...

Nấm mối chỉ xuất hiện một lần trong năm vào đầu mùa mưa ở ĐBSCL, do nấm càng ngày càng khan hiếm nên giá rất cao, người dân cũng không có bán.

Cánh tay bị bại liệt nhưng ông lại là chủ trang trại mía cao sản ở huyện Sơn Hòa. Niên vụ mía 2013-2014, ông là nông dân đầu tiên ở Phú Yên liên kết “4 nhà” trồng cánh đồng mía mẫu lớn áp dụng cơ giới hóa.