Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại

Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại
Ngày đăng: 18/07/2015

Anh Lang cho biết, năm 1999, anh có dự hội thảo trồng nho tại tỉnh Bình Thuận. Sau đó, anh đem về 4 cây nho dại trồng trong vườn cho đẹp. Mặc dù ít chăm sóc nhưng cây nho dại vẫn phát triển rất tốt. Anh nảy sinh ý tưởng ghép gốc nho dại với nho đỏ nên quay lại Bình Thuận học kỹ thuật ghép giống nho. Được học kỹ thuật bài bản, năm 2001 anh quyết định trồng 6,5 sào nho dại để cung cấp nguồn giống cho nông dân. Vừa cung cấp cây giống, anh vừa xuống tận các vườn nho hướng dẫn kỹ thuật trồng cho các nông dân. Kết quả nhiều nông dân đã có thu nhập cao nhờ cách làm này.

Hiện nay, anh đã trồng trên 1,6ha giống nho dại tại TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) và huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Giống nho dại không những cung cấp cho cả nước mà còn cung cấp ra nước ngoài. Ước tính, mỗi năm anh cung cấp trên 600.000 gốc giống nho dại cho nông dân, thu về trên 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Anh cho biết thêm, kỹ thuật ghép giống nho này rất dễ, giống nho dại ghép được với tất cả các giống nho khác. Anh phân tích, giống nho trồng trực tiếp trước đây thường hay bị lão hóa dẫn đến năng suất thấp, thu nhập của người nông dân không cao. Với cách ghép này, nho cho năng suất tăng gấp 2 – 3 lần so với cách làm truyền thống, giảm được trên 30% chi phí đầu tư, kháng được sâu bệnh, cây phát triển mạnh.

Anh khẳng định toàn bộ cơ ngơi khang trang như ngày hôm nay cũng đều từ vườn nho dại.Không những anh cần cù làm ăn mà anh còn nhiệt tình chia sẽ tư vấn kỹ thuật trồng nho cho nhiều nông dân khác. Đầu năm 2014, anh đã bỏ ra trên 100 triệu đồng xây dựng mái che và một số thiết bị để đầu tư cho vườn ươm nho. 

Bà Phạm Thị Ngai – Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Hải, cho biết thêm, toàn phường có trên 20 hộ trồng nho, bình quân mỗi hộ trồng trên 2 sào, đa số các hộ này đều áp dụng kỹ thuật ghép nho dại với giống nho đỏ, thu nhập 50 triệu đồng/1,5 sào/vụ. Anh Lang là một trong những nông dân tiên phong làm giống nho này và đồng thời chia sẽ kỹ thuật cho trên 30 hộ có cùng sở thích trồng nho. Nhờ đó, mà nhiều hộ trồng nho thoát nghèo, vươn lên khá giả. 


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 7,7% Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 7,7%

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 151ha các loại thủy sản, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 2.845ha tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.

12/09/2013
Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Xen Cacao Dưới Tán Điều Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Xen Cacao Dưới Tán Điều

Hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, thì việc đa dạng hóa các loại cây, con trên một đơn vị diện tích là điều hết sức cần thiết. Trước đây, bà con chỉ quen với trồng điều thuần, một loại cây trồng xóa đói giảm nghèo, thì nay lại có thể làm giàu trên chính mảnh đất ấy nếu như biết xen canh cây trồng khác. Gia đình ông Nguyễn Khắc Thược ở thôn 2, xã Minh Hưng huyện Bù Đăng là một ví dụ điển hình như vậy.

10/06/2013
Kiểm Dịch Thủy Sản Khó Khăn Từ Cơ Chế Kiểm Dịch Thủy Sản Khó Khăn Từ Cơ Chế

Cũng giống như các loại gia súc, gia cầm khác, các mặt hàng thủy sản cũng cần được kiểm dịch. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, lĩnh vực này đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

12/09/2013
Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ Người Nuôi Heo “Treo Chuồng” Vì Sợ Lỗ

Tiền Giang có hơn 550.000 con heo và sản lượng thịt hơi hằng năm cung cấp cho thị trường trên 120.000 tấn. Tuy nhiên, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh một thời gian dài, khiến nông dân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thua lỗ nặng, nhiều hộ không còn khả năng tái đầu tư đành ngậm ngùi "treo chuồng".

21/05/2013
Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…

13/09/2013