Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại

Anh Lang cho biết, năm 1999, anh có dự hội thảo trồng nho tại tỉnh Bình Thuận. Sau đó, anh đem về 4 cây nho dại trồng trong vườn cho đẹp. Mặc dù ít chăm sóc nhưng cây nho dại vẫn phát triển rất tốt. Anh nảy sinh ý tưởng ghép gốc nho dại với nho đỏ nên quay lại Bình Thuận học kỹ thuật ghép giống nho. Được học kỹ thuật bài bản, năm 2001 anh quyết định trồng 6,5 sào nho dại để cung cấp nguồn giống cho nông dân. Vừa cung cấp cây giống, anh vừa xuống tận các vườn nho hướng dẫn kỹ thuật trồng cho các nông dân. Kết quả nhiều nông dân đã có thu nhập cao nhờ cách làm này.
Hiện nay, anh đã trồng trên 1,6ha giống nho dại tại TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) và huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Giống nho dại không những cung cấp cho cả nước mà còn cung cấp ra nước ngoài. Ước tính, mỗi năm anh cung cấp trên 600.000 gốc giống nho dại cho nông dân, thu về trên 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí.
Anh cho biết thêm, kỹ thuật ghép giống nho này rất dễ, giống nho dại ghép được với tất cả các giống nho khác. Anh phân tích, giống nho trồng trực tiếp trước đây thường hay bị lão hóa dẫn đến năng suất thấp, thu nhập của người nông dân không cao. Với cách ghép này, nho cho năng suất tăng gấp 2 – 3 lần so với cách làm truyền thống, giảm được trên 30% chi phí đầu tư, kháng được sâu bệnh, cây phát triển mạnh.
Anh khẳng định toàn bộ cơ ngơi khang trang như ngày hôm nay cũng đều từ vườn nho dại.Không những anh cần cù làm ăn mà anh còn nhiệt tình chia sẽ tư vấn kỹ thuật trồng nho cho nhiều nông dân khác. Đầu năm 2014, anh đã bỏ ra trên 100 triệu đồng xây dựng mái che và một số thiết bị để đầu tư cho vườn ươm nho.
Bà Phạm Thị Ngai – Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Hải, cho biết thêm, toàn phường có trên 20 hộ trồng nho, bình quân mỗi hộ trồng trên 2 sào, đa số các hộ này đều áp dụng kỹ thuật ghép nho dại với giống nho đỏ, thu nhập 50 triệu đồng/1,5 sào/vụ. Anh Lang là một trong những nông dân tiên phong làm giống nho này và đồng thời chia sẽ kỹ thuật cho trên 30 hộ có cùng sở thích trồng nho. Nhờ đó, mà nhiều hộ trồng nho thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Có thể bạn quan tâm

Khảo nghiệm lúa là công việc được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm lựa chọn các giống lúa tối ưu nhất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán canh tác của địa phương để thay thế dần các giống lúa bị thoái hóa. Là huyện trọng điểm lúa của tỉnh, Hải Lăng (Quảng Trị) luôn chú trọng đến công tác khảo nghiệm giống lúa mới để bổ sung và thay thế dần những giống cũ trong bộ giống lúa của huyện nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.

Ngày 14/1/2015, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 65/QĐ-UB về việc công nhận 3 xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Thạch và Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2014. Đây cũng là 3 đơn vị đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích sớm hơn so với lộ trình đăng ký thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (CT MTQG XD NTM).

Từ một nước nghèo đói, không đủ gạo ăn, hơn 20 năm qua, với những quyết sách mạnh mẽ và thuận lợi về thị trường, “hạt ngọc Việt” đã chuyển mình, trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.

Trước những biến động bất lợi của thị trường toàn cầu, CLB G20 vừa tổ chức cuộc họp “khẩn” nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định thị trường XK, nâng giá trị cho hạt cà phê VN.

Hiện nay nông dân các xã Mỹ Qúy, Đốc Binh Kiều và Phú Điền, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) đang thu hoạch mè vụ hè thu, với giá bán khá cao.