Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Dự án đầu tư cho 1 hộ dân tại ấp 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển với diện tích là 0,5 ha, mật độ thả trên 100 con/m2, vốn đầu tư gần 400 triệu đồng; trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 30%. Sau 2 tháng thu tỉa được 2 tấn. Sau 2,5 tháng, thu hoạch được khoảng 5 tấn, tôm đạt kích cỡ 81 con/kg, giá bán là 115.000 đồng/kg. Sau 2 đợt thu hoạch gần 7 tấn. Tổng thu được gần 800 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.
Đối với huyện Ngọc Hiển, phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp còn nhiều khó khăn so với các huyện khác nhất là đối với việc thiết kế đầm nuôi, lộ giao thông chưa phát triển đồng bộ và điện phục vụ cho nuôi tôm. Qua thu hoạch tôm thẻ chân trắng từ mô hình thử nghiệm thành công là tiền đề để người dân học tập và làm theo.
Ngoài ra, việc áp dụng một số tiêu chí của VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, kiểm soát, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Kết quả đạt được của dự án sẽ tiến hành nhân rộng trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Trước sức ép cạnh tranh từ thịt gia cầm giá rẻ, ngày 21/8, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị toàn quốc "Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi gà".

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin dịch tả lợn; hóa chất sát trùng Benkocid; hóa chất Chlorine 65% min; hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để phòng chống dịch bệnh.

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.