Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Dự án đầu tư cho 1 hộ dân tại ấp 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển với diện tích là 0,5 ha, mật độ thả trên 100 con/m2, vốn đầu tư gần 400 triệu đồng; trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 30%. Sau 2 tháng thu tỉa được 2 tấn. Sau 2,5 tháng, thu hoạch được khoảng 5 tấn, tôm đạt kích cỡ 81 con/kg, giá bán là 115.000 đồng/kg. Sau 2 đợt thu hoạch gần 7 tấn. Tổng thu được gần 800 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.
Đối với huyện Ngọc Hiển, phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp còn nhiều khó khăn so với các huyện khác nhất là đối với việc thiết kế đầm nuôi, lộ giao thông chưa phát triển đồng bộ và điện phục vụ cho nuôi tôm. Qua thu hoạch tôm thẻ chân trắng từ mô hình thử nghiệm thành công là tiền đề để người dân học tập và làm theo.
Ngoài ra, việc áp dụng một số tiêu chí của VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, kiểm soát, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Kết quả đạt được của dự án sẽ tiến hành nhân rộng trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Hội đồng bình tuyển công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh thực hiện thí nghiệm khoa học kiểm tra khả năng sạch bệnh greening của cây bưởi được đề nghị là cây đầu dòng, đây là tiêu chí quan trọng nhất để nhân rộng cây có múi.

Diện tích nuôi cá điêu hồng hiện nay phát triển khá nhanh, nhất là ở xã Phú Túc (Châu Thành), điển hình nhất là hộ chị Phạm Thị Bé Ba, ở cồn Tân Mỹ thuộc ấp văn hóa Phú Mỹ (Phú Túc), thu lợi nhuận về gần 1,6 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, nuôi cá rô đồng trên ao có bao bọc vải nhựa xung quanh bờ và mặt đáy, đang được nhiều nông dân tại xã Phước Thạnh (Châu Thành – Bến Tre) áp dụng và thu lãi khá cao.
Đó là “Hệ thống lạnh cho tàu đánh bắt xa bờ”, do TS Phan Quí Trà và Ths Hồ Quốc Sơn (Trường CĐ Công nghệ Đà Nẵng) phối hợp với Sở KH&CN Đà Nẵng thực hiện.

Người nuôi cá ở tỉnh Ifigao, Philippin, đã tìm ra một phương án mới để tăng thu nhập cho mình. Các hợp tác xã nuôi cá địa phương tin rằng họ có thể tăng gấp đôi thu nhập của mình thông qua nuôi ghép cá rô phi và tôm.