Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.
Dự án đầu tư cho 1 hộ dân tại ấp 7, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển với diện tích là 0,5 ha, mật độ thả trên 100 con/m2, vốn đầu tư gần 400 triệu đồng; trong đó vốn từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 30%. Sau 2 tháng thu tỉa được 2 tấn. Sau 2,5 tháng, thu hoạch được khoảng 5 tấn, tôm đạt kích cỡ 81 con/kg, giá bán là 115.000 đồng/kg. Sau 2 đợt thu hoạch gần 7 tấn. Tổng thu được gần 800 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 400 triệu đồng.
Đối với huyện Ngọc Hiển, phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp còn nhiều khó khăn so với các huyện khác nhất là đối với việc thiết kế đầm nuôi, lộ giao thông chưa phát triển đồng bộ và điện phục vụ cho nuôi tôm. Qua thu hoạch tôm thẻ chân trắng từ mô hình thử nghiệm thành công là tiền đề để người dân học tập và làm theo.
Ngoài ra, việc áp dụng một số tiêu chí của VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, kiểm soát, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Kết quả đạt được của dự án sẽ tiến hành nhân rộng trong toàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 - 5 lần cá tra.

Cùng với cây lúa được đánh giá là vụ mùa bội thu, hiện bà con nông dân huyện Bố Trạch cũng đang tiến hành thu hoạch cây ớt, là loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao trong những năm gần đây.

Hiện Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Cao su Lộc Ninh) được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chọn là đơn vị điểm cải tiến kỹ thuật nông nghiệp. Công ty đã ứng dụng hiệu quả để các đơn vị trong, ngoài tập đoàn học tập. điển hình như trồng bầu 4-5 tầng lá để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 6 tháng đến 1 năm.

Kết quả cho thấy, hầu hết chất lượng nước tại các vùng nuôi không tốt. Nhiều chỉ số đánh giá về ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh vượt ngưỡng cho phép. Ô nhiễm vi sinh tại các vùng nuôi ở đầm Ô Loan, hạ lưu sông Bàn Thạch cũng có nguy cơ bùng phát vào mùa nắng nóng.

Nằm sâu trong thung lũng, hơn 1ha chanh trĩu quả ấy mỗi năm mang về cho gia đình ông Đàm Đại (thôn Phước Hòa, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng.