Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25%

Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25%
Ngày đăng: 18/04/2013

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

Nhận thức của ngư dân về bảo quản hạn chế khiến chất lượng hải sản suy giảm, gây tổn thất lớn.

Tại cuộc họp bàn về biện pháp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với hải sản ngày 17/4, ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết chất lượng hầm bảo quản làm bằng xốp và chất lượng nước đá không đảm bảo, xử lý sơ chế không đúng cách và thời gian bảo quản dài ngày trên biển đã làm giảm chất lượng hải sản.

Còn đối với sản phẩm có giá trị thấp, ngư dân hầu như không quan tâm, nên chất lượng kém cũng khiến tổn thất sau thu hoạch còn cao. Bên cạnh đó, tiểu thương thu mua theo phương thức đổ đồng nên khiến ngư dân không quan tâm nhiều đến bảo quản.

Trong khi đó, đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá còn hạn chế. Một số cảng cá, bến cá bị xuống cấp, không có khu tiếp nhận, phân loại hải sản, khoảng cách từ cầu cảng đến khu tiếp nhận xa nên sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng làm giảm chất lượng.

Đến cuối năm 2012, 24 địa phương ven biển có 2.073 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó 1.216 tàu làm dịch vụ thu gom thủy sản trên biển. Đầu tư cho bảo quản hiện bị hạn chế do khả năng tài chính cũng như nhận thức của ngư dân.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, trong khi nhiều ngư dân chưa có điều kiện đầu tư cho bảo quản thì việc tiếp cận vay vốn rất khó khăn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với thủy sản, nhất là với dịch vụ hậu cần thu gom, bảo quản và chế biến trên biển; cũng như hỗ trợ hình thành tổ đội sản xuất trên biển, liên kết giữa khai thác và dịch vụ hậu cần trên biển.

Để hỗ trợ ngư dân nâng cao chất lượng bảo quản, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu phương án cho ngư dân được vay vốn thế chấp bằng con tàu, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ một phần chi phí...

Trong thời gian tới, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia trình diễn các mô hình ứng dụng hiệu quả trang thiết bị, máy móc bảo quản theo hình thức hội nghị đầu bờ để nâng cao nhận thức cho ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi Bình Phước Chủ Động Phòng Trừ Sâu Bệnh Gây Hại Cây Có Múi

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

04/08/2014
Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất Cần Nhân Rộng Mô Hình Liên Minh Sản Xuất

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.

04/08/2014
Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê Thiếu Vốn Tái Canh Cà Phê

Tây Nguyên là thủ phủ cà phê của cả nước với tổng diện tích trên 500.000ha, trong đó tỉnh Đắk Lắk có diện tích đứng đầu khu vực với trên 190.000ha. Tại Đắk Lắk hiện có 50.000ha cà phê đang bước vào giai đoạn già cỗi, hiệu quả kinh doanh thấp.

04/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Khó Dẹp “Cò” Lúa

Hiện nay nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch rộ lúa hè thu. Mặc dù các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhưng chỉ tập trung vào mặt hàng gạo nguyên liệu, khâu tiêu thụ lúa cho nông dân vẫn lệ thuộc vào thương lái. Chính vì vậy, nhiều nơi ở vùng sâu xuất hiện tình trạng “cò” thu mua lúa.

04/08/2014
Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp Tập Trung Thúc Đẩy Sản Xuất Và Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Doanh Nghiệp

Nghị quyết giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu đề ra, không để dồn vào thời điểm cuối năm; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi; kiên quyết thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng.

05/08/2014