Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25%

Thu Hoạch Thủy Sản Thất Thoát Đến 25%
Ngày đăng: 18/04/2013

Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trong lĩnh vực thủy sản hiện là 20 - 25% đã đặt ra yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu công nghệ bảo quản cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho ngư dân. Bên cạnh đó, ngư dân cũng rất cần được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch.

Nhận thức của ngư dân về bảo quản hạn chế khiến chất lượng hải sản suy giảm, gây tổn thất lớn.

Tại cuộc họp bàn về biện pháp nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với hải sản ngày 17/4, ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cho biết chất lượng hầm bảo quản làm bằng xốp và chất lượng nước đá không đảm bảo, xử lý sơ chế không đúng cách và thời gian bảo quản dài ngày trên biển đã làm giảm chất lượng hải sản.

Còn đối với sản phẩm có giá trị thấp, ngư dân hầu như không quan tâm, nên chất lượng kém cũng khiến tổn thất sau thu hoạch còn cao. Bên cạnh đó, tiểu thương thu mua theo phương thức đổ đồng nên khiến ngư dân không quan tâm nhiều đến bảo quản.

Trong khi đó, đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá, cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá còn hạn chế. Một số cảng cá, bến cá bị xuống cấp, không có khu tiếp nhận, phân loại hải sản, khoảng cách từ cầu cảng đến khu tiếp nhận xa nên sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng làm giảm chất lượng.

Đến cuối năm 2012, 24 địa phương ven biển có 2.073 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó 1.216 tàu làm dịch vụ thu gom thủy sản trên biển. Đầu tư cho bảo quản hiện bị hạn chế do khả năng tài chính cũng như nhận thức của ngư dân.

Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, trong khi nhiều ngư dân chưa có điều kiện đầu tư cho bảo quản thì việc tiếp cận vay vốn rất khó khăn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với thủy sản, nhất là với dịch vụ hậu cần thu gom, bảo quản và chế biến trên biển; cũng như hỗ trợ hình thành tổ đội sản xuất trên biển, liên kết giữa khai thác và dịch vụ hậu cần trên biển.

Để hỗ trợ ngư dân nâng cao chất lượng bảo quản, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu phương án cho ngư dân được vay vốn thế chấp bằng con tàu, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ một phần chi phí...

Trong thời gian tới, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia trình diễn các mô hình ứng dụng hiệu quả trang thiết bị, máy móc bảo quản theo hình thức hội nghị đầu bờ để nâng cao nhận thức cho ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc

Ông Kim Ngọc Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài nghiên cứu các vấn đề môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh (Công văn số 3376/NN-UBND).

29/10/2015
Quyết tâm làm giàu từ biển Quyết tâm làm giàu từ biển

Một trong những mục tiêu quan trọng được tỉnh xác định từ nay đến năm 2020 là đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển.

29/10/2015
Bàn giải pháp phát triển cá nước lạnh bền vững Bàn giải pháp phát triển cá nước lạnh bền vững

Ngày 23/10/2015, tại Đà Lạt, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch phát triển cá nước lạnh và bàn giải pháp phát triển bền vững cá nước lạnh trong thời gian tới.

29/10/2015
Hơn 93ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế Hơn 93ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế

Theo số liệu ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 93,2ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP/ASC/BMP) và tiêu chuẩn VietGAP.

29/10/2015
 25 tàu cá sẽ đồng loạt ra khơi khai thác cá ngừ đại dương 25 tàu cá sẽ đồng loạt ra khơi khai thác cá ngừ đại dương

Ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, tỉnh Bình Định đã tiếp nhận 25 bộ thiết bị, ngư lưới cụ của hệ thống gây sốc cá ngừ (TTS) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ.

29/10/2015