Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hoạch Nhanh Gọn Vụ Xuân, Chủ Động Sản Xuất Vụ Mùa, Vụ Đông

Thu Hoạch Nhanh Gọn Vụ Xuân, Chủ Động Sản Xuất Vụ Mùa, Vụ Đông
Ngày đăng: 11/06/2014

Vụ đông xuân 2013-2014, tranh thủ thời tiết thuận lợi, có mưa đều rải vụ, sâu bệnh ít cộng với sự chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành và nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất hai vụ được mùa.

Vụ đông cả tỉnh gieo trồng được trên 8,93 ngàn ha ngô đông, năng suất bình quân đạt 46,2 tạ/ha, sản lượng gần 4,13 vạn tấn, giảm 1,4 ngàn tấn so với vụ đông 2012-2013. Vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy được 37,02 ngàn ha, bằng gần 103% KH; trong đó lúa lai chiếm 53,3% diện tích; diện tích áp dụng kỹ thuật SRI 13,28 ngàn ha…

Qua thu hoạch, đánh giá chung năng suất bình quân ước đạt trên 58 tạ/ha. Trong vụ xuân, các huyện, thành, thị còn trồng được gần 5,7 ngàn ha ngô, 3,7 ngàn ha lạc và gần 4,15 ngàn ha khoai, rau màu khác. Đây là vụ được mùa, tuy vậy do diễn biến, tác động của thời tiết phải từ 15 đến 20-6 các địa phương mới cơ bản thu hoạch xong vụ lúa xuân để triển khai sản xuất vụ mùa, vụ đông.

Theo kế hoạch, vụ mùa năm nay cả tỉnh gieo trồng 33 ngàn ha lúa, trong đó lúa lai 15 ngàn ha, SRI 11 ngàn ha để phấn đấu đạt năng suất 51 tạ/ha, sản lượng gần 17 vạn tấn; lúa tái sinh 1.570ha; 1.570ha ngô, phấn đấu thâm canh để đạt năng suất 45 tạ/ha, sản lượng trên 16 vạn tấn; 1.050ha lạc, 3.400ha rau màu các loại… Vụ đông gieo trồng 10.100 ha ngô, 4.500 ha rau màu các loại…

Theo nhận định của ngành khí tượng thuỷ văn, vụ mùa năm nay, do tác động của biến đổi khí hậu nên nền nhiệt độ có thể cao hơn trung bình nhiều năm, sẽ có 4-5 cơn bão lớn và 3-4 đợt nắng nóng  ảnh hưởng đến địa bàn nên thời tiết có khả năng diễn biến khó lường.

Cộng với đó giá nông sản vẫn ở mức thấp, giá vật tư, chi phí lao động còn cao, đồng ruộng manh mún… đó là những khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất. Do vậy để hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu:

Đối với công tác chỉ đạo, các địa phương cần theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, nắm chắc cơ chế, chính sách, quán triệt rộng rãi đến nhân dân để vận dụng, xử lý kịp thời những khó khăn; tuyên truyền động viên nhân dân  phát huy lợi thế sản xuất đạt kết quả cao nhất.

Trong sản xuất, từng địa phương cần rà soát lại kế hoạch, gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế ngành để lựa chọn, định hướng gieo cấy cho phù hợp. Trong đó chú trọng vận dụng, nhân rộng các mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích hợp nhất để mang lại hiệu quả.

Các ngành dịch vụ có kế hoạch cung ứng kịp thời các loại vật tư kỹ thuật đảm bảo sản xuất đúng khung lịch thời vụ, gieo cấy hết diện tích; trong đó cần mở rộng các hình thức mua phân bón NPK với Công ty CP Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, liên hệ với Công ty CP giống- vật tư kỹ thuật công nghệ cao để đưa một số giống mới vào sản xuất. Nhiều năm nay, lực lượng lao động nông thôn sút giảm về số lượng, chi phí nhân công lên cao; năm nay do thời vụ muộn nên áp lực lao động càng tăng, do vậy các địa phương cần đẩy mạnh áp dụng cơ giới trong các khâu sản xuất để khắc phục khó khăn về nhân lực, gieo cấy đảm bảo khung lịch thời vụ.

Các cơ quan quản lý Nhà nước, dịch vụ kỹ thuật khẩn trương tổng kết rút kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến, sớm đánh giá, tổng kết xây dựng cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chính sách hỗ trợ nhân rộng, góp phần đẩy mạnh kế hoạch tái cơ cấu sản xuất của ngành, giúp nông dân ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, nhất là những kỹ thuật mới, mô hình tiên tiến như sản xuất lúa chét, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, làm đất tối thiểu, chương trình cơ giới trong nông nghiệp…

Việc bố trí cơ cấu sản xuất vụ mùa tác động rất lớn đến quỹ đất cho sản xuất vụ đông nên các địa phương cần chỉ đạo sát, nghiêm túc triển khai cơ cấu trà mùa sớm chiếm 45%, mùa trung 50%. Về kỹ thuật, trà mùa sớm cần gieo mạ từ ngày 5-15/6, để thu hoạch trước ngày 30/9 lấy quỹ đất trồng cây vụ đông; trà mùa trung gieo mạ từ ngày 20- 30/6 thu hoạch trước 15/10; trà muộn gieo mạ từ ngày 5-10/7 để thu hoạch trước 10/11.

Đi đôi với gieo cấy vụ mùa, vụ đông là cơ hội tốt để gieo trồng các cây rau, màu chất lượng cao. Vụ này cả tỉnh phấn đấu gieo trồng khoảng gần 15 ngàn ha, trong đó có 9 ngàn ha ngô đông, còn lại là rau màu. Thời gian qua, sản xuất rau màu phụ thuộc rất nhiều tác động thị trường, nhiều nơi thiếu gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ, không áp dụng biện pháp sản xuất an toàn nên hiệu quả rất thấp.

Vụ này, cùng với mở rộng diện tích, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương cần xúc tiến quy hoạch vùng sản xuất, hợp đồng bao tiêu để đảm bảo an sinh xã hội, tăng hiệu quả sản xuất,  góp phần từng bước sắp xếp lại, tái cơ cấu ngành nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Trồng Chôm Chôm Xen Xoài Đài Loan

Do tình trạng các loại cây trồng được mùa mất giá, nên bà con nông dân ở xã Mỹ Lương (Cái Bè, Tiền Giang) đã trồng nhiều loại cây xen kẽ trong vườn nhằm "an toàn hóa thu nhập" khi có biến động về thời tiết, giá cả. Tiêu biểu có mô hình trồng chôm chôm xen xoài Đài Loan của anh Phạm Văn Lương ở ấp Lương Ngãi.

21/10/2012
Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc Trồng Dưa Chuột Lãi Lớn Ở Vĩnh Phúc

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.

22/10/2012
Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang Trồng Xoài Thu Nhập Gần 200 Triệu Đồng/năm Ở An Giang

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

23/10/2012
Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai Khảo Nghiệm Thành Công Dự Án Nuôi Lợn Rừng Sinh Sản Ở Lào Cai

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

24/10/2012
Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao Để Có Cá Tra Giống Chất Lượng Cao

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

26/10/2012