Thu Hoạch Nhanh Gọn Lúa Mùa Sớm

Để bảo vệ và hạn chế tối đa thiệt hại của cơn bão số 3 (bão Kalmaegi), ngày 16/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, giữ nước nông mặt ruộng với diện tích lúa đã trỗ và vừa mới trỗ bông; tháo cạn ruộng lúa đã chắc xanh; huy động lực lượng khơi thông cửa các cống tiêu, dòng chảy, đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các ruộng có nguy cơ ngập úng. Đối với những ruộng đã thu hoạch được cần khẩn trương gặt đưa thóc về nhà.
Tăng cường tuyên truyền và vận động nông dân khẩn trương thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, không chủ quan với bão.
Những nơi đã trồng cây vụ thu, vụ thu đông cần tập trung ưu tiên nạo vét kênh tưới tiêu, đầu khâu, đầu luống, chuẩn bị các phương tiện tiêu úng nhanh, kịp thời khi xảy ra tình huống ngập lụt. Các địa phương chủ động liên hệ với Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên cung ứng, chuẩn bị giống ngô, khoai tây, rau màu để cung ứng nhanh cho sản xuất; triển khai rút nước, gieo trồng cây ưa ấm ngay sau bão tan.
Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất, diễn biến mưa bão, chỉ đạo kịp thời, nhất là điều chỉnh việc gieo trồng các cây vụ đông, lùi thời vụ gieo trồng nếu bị ảnh hưởng lớn do bão…
Được biết, vụ mùa 2014, toàn tỉnh gieo cấy được 16.876,7ha, đạt 99,9% kế hoạch. Hiện nay, lúa trà sớm đang trong giai đoạn chín, trà chính vụ giai đoạn trỗ bông chín sữa, trà muộn giai đoạn làm đòng - trỗ bông.
Có thể bạn quan tâm

Xã Minh Thanh (Sơn Dương) có diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Nhân dân đã tập trung phát triển kinh tế rừng, thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương..

Thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ thành một cánh đồng lớn, thời gian qua, tại huyện Chư Jút và Krông Nô, việc triển khai theo mô hình này đã đạt được những kết quả bước đầu.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm.

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.