Thu Hoạch Được Hơn 30 Ha Cá Bổi

Đến nay, những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 30 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha.
Xã Trần Hợi là địa bàn có diện tích thu hoạch cá bổi nhiều nhất, hơn 25 ha; còn lại ở xã Khánh Bình, thị trấn Trần Văn Thời và xã Khánh Bình Tây. Nhờ thời tiết thuận lợi và giá cá bổi thương phẩm ổn định nên người dân có lãi ở mức khá cao. Hiện tại, cá bổi tươi loại 7 con/kg có giá 75.000 đồng; loại 6 con/kg có giá 95.000 đồng/kg.
Hiện nay, nông dân huyện Trần Văn Thời đang chính thức bước vào mùa thu hoạch cá bổi để làm khô, chuẩn bị phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.

Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.

Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông cho biết: “Theo thống kê từ năm 2011 đến nay, tổng diện tích lúa liên kết với doanh nghiệp trên 17.000ha, sản lượng tiêu thụ trên 71.000 tấn.