Thu gom rác thải khu vực nông thôn mới đạt 10%

Theo Bộ TNMT, chủ đề trên nhằm nhấn mạnh vai trò của khu vực nông thôn Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT) cũng như công tác xây dựng NTM, hướng tới nền sản xuất tiên tiến và bền vững.
Tỷ lệ thu gom rác tại các vùng ven đô thị đạt 80%, song các vùng sâu, xa mới đạt 10%.
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2014 chuyên đề “Môi trường nông thôn” cho thấy, dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 67% dân số cả nước, ước tính khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi năm khoảng 6,6 triệu tấn, tỷ lệ thu gom tại các vùng ven đô thị đạt khoảng 80%, nhưng tại một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, tỷ lệ thu gom mới đạt 10%.
Hầu hết rác thải không được thu gom, xử lý mà người dân thường đổ tự phát tràn lan ra ao hồ, sông ngòi, cánh đồng, quanh nhà...
Điều này khiến chất lượng môi trường khu vực nông thôn ngày càng xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân.
Tại buổi lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2015, mới diễn ra tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), Thứ trưởng Bộ TNMT Chu Phạm Ngọc Hiển nhấn mạnh:
“Với hơn 80% diện tích cả nước, nông thôn đang giữ vai trò là vành đai xanh, góp phần giữ cân bằng sinh thái giữa vùng nông thôn và thành thị.
Nông nghiệp, nông thôn cũng giữ vai trò trọng tâm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu, hàng hóa cho công nghiệp và xuất khẩu.
Do đó, việc chung tay BVMT, đặc biệt là BVMT khu vực nông thôn rất quan trọng”.
Bộ TNMT cũng kêu gọi các bộ, ngành, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cùng các địa phương quan tâm hơn nữa việc tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức về BVMT cho nhân dân; biến ý thức BVMT thành ý thức tự giác và thể hiện bằng những hành động cụ thể như:
Phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế sử dụng túi nylon, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên liệu, trồng thêm cây xanh, vệ sinh môi trường quanh gia đình, cơ quan và nơi công cộng…
Có thể bạn quan tâm

Lục Ngạn hiện có 1.750 ha trồng các giống vải chín sớm như: U hồng, U trứng, U thâm, lai Thanh Hà, Bình Khê, Hùng Long..., trong đó chủ yếu là hai giống U hồng và lai Thanh Hà. Diện tích vải chín sớm được trồng nhiều ở các xã như Tân Mộc, Quý Sơn, Mỹ An, Phượng Sơn.

6 tháng đầu năm, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn thành phố Hải Phòng ước thực hiện hơn 30.000 tấn, đạt 59,46% kế hoạch năm, bằng 101,7% so với cùng kỳ 2013. Hiện, thành phố có 12.600 ha nuôi trồng thủy sản, trong đó có 5700 ha nuôi nước ngọt; 6900 ha nuôi nước lợ, mặn; 472 bè nuôi hải sản với 7600 ô lồng và 187 giàn bè nuôi tu hài, vẹm. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ thủy sản sản xuất trên 794 triệu giống thủy sản và dịch vụ 280 triệu giống thủy sản.

Vào thời điểm này các quận, huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Thốt Nốt và Bình Thủy (Cần Thơ) đang trong giai đoạn thu hoạch lúa hè thu sớm. Thời tiết hiện khá thuận lợi, máy GĐLH vào tận ruộng, năng suất đạt 900 -1 tấn/công, giá bán tại ruộng từ 4.300 - 4.500 đ/kg, tùy vào lúa đẹp, xấu.

Sáng 23-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai (NN-PTNT) về việc đầu tư xây dựng thí điểm vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và Trảng Bom.

Những ngày gần đây, giá tôm thẻ chân trắng (TTCT) liên tục rớt giá mạnh khiến nông dân nuôi đối tượng thủy sản này lao đao. Trong khi đó, giá tôm sú gần đây dù có sụt giảm đôi chút, nhưng vẫn nằm ở mức cao.