Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông

Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông
Ngày đăng: 28/05/2012

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

Năm 2006, sau khi bươn chải nhiều nghề, anh Sơn quyết định về ấp Hòa Thuận mua 12ha đất. Anh đào 10 ao, mỗi ao 2.500m2 để nuôi cá rô đầu vuông. Năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, cá bị bệnh chết nhiều, vụ đó anh thua lỗ hoàn toàn.

Năm 2007, qua tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá do Hội ND tỉnh tổ chức, được tiếp xúc với cán bộ kỹ thuật của Viện Nuôi trồng thủy sản II, anh nhờ cán bộ kỹ thuật của Viện tư vấn về các loại bệnh của cá và cách phòng trị.

Trong năm đó, mỗi ao anh thả 300.000 con cá rô, nuôi khoảng 4-5 tháng xuất bán, mỗi ao thu khoảng 30 tấn cá, trừ chi phí mỗi ao anh lãi khoảng 150 triệu đồng. Với 10 ao nuôi cá, sau khi trừ các khoảng chi phí, anh còn lãi gần 1 tỷ đồng/năm. Còn đầu ra của cá, anh Sơn cho biết, nhờ bắt mối với các thương lái ở chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) nên rất ổn định.

Thấy nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả cao, năm 2011, anh khai thác hết số đất còn lại và đào thêm 11 ao nữa. Anh cho biết, để đảm bảo lượng cá xuất bán không bị tồn đọng và không bị mất giá, mỗi đợt anh chỉ thả nuôi 5-6 ao. Cách khoảng từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi anh thả nuôi tiếp 5 – 6 ao nữa, nên anh có cá xuất bán quanh năm. Trung bình mỗi đợt anh xuất 150- 180 tấn cá.

Anh Sơn tiết lộ, điều quan trọng nhất là anh thả cá nuôi nghịch mùa, không theo mùa vụ nuôi cá của các tỉnh, thu hoạch cá theo kiểu cuốn chiếu, nên khi thu hoạch cá dễ bán mà không mất giá. Hiện, trại nuôi cá của anh đang thu hút 12 lao động, với lương bình quân 3-4 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Sa – Chủ tịch Hội ND xã Hiệp Hòa cho biết, không chỉ nuôi cá giỏi, anh Sơn còn tích cực đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn, quỹ khuyến học, giúp đỡ các hộ nghèo trong vùng...

Có thể bạn quan tâm

Dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi xử lý nghiêm Dùng chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi xử lý nghiêm

Theo Bộ Công an, tình trạng sản xuất, sử dụng phụ gia, chất bảo quản trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đang trở nên phổ biến.

21/11/2015
Nuôi cá ghép giúp giảm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi Nuôi cá ghép giúp giảm ô nhiễm môi trường nước ao nuôi

Trong nuôi thủy sản có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi để xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là xử lý các chất thải hữu cơ.

21/11/2015
Đầu tư nuôi tôm trong nhà - Mô hình mới ở Quỳnh Lưu Đầu tư nuôi tôm trong nhà - Mô hình mới ở Quỳnh Lưu

Ông Hoàng Xuân Tin (Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu, Nghệ An) đầu tư tiền tỷ để xây dựng hệ thống nhà kín để nuôi tôm thâm canh quanh năm. Ông là người đầu tiên áp dụng biện pháp nuôi tôm trong nhà ở huyện Quỳnh Lưu.

21/11/2015
Thêm một cách làm giàu cho nông dân Thêm một cách làm giàu cho nông dân

Tháng 4-2015, Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai mô hình nuôi thử nghiệm cá bống tượng. Đây là đối tượng cá nước ngọt có hiệu quả kinh tế cao, thường sống ở khu vực miền Tây Nam Bộ, chịu thời tiết lạnh kém...

21/11/2015
Cho phép chuyển nhượng cá tra bố mẹ chọn giống đực bị thừa Cho phép chuyển nhượng cá tra bố mẹ chọn giống đực bị thừa

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) vừa có Công văn 3019/TCTS-NTTS gửi Sở NN&PTNT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về việc quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống.

21/11/2015