Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông

Thu Bạc Tỷ Từ Cá Rô Đầu Vuông
Ngày đăng: 28/05/2012

Trong khi nhiều ND ở ĐBSCL đang khốn đốn vì cá rô đầu vuông, thì anh Nguyễn Trường Sơn (44 tuổi) ở ấp Hòa Thuận, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An mỗi năm lãi trên 1,3 tỷ đồng.

Năm 2006, sau khi bươn chải nhiều nghề, anh Sơn quyết định về ấp Hòa Thuận mua 12ha đất. Anh đào 10 ao, mỗi ao 2.500m2 để nuôi cá rô đầu vuông. Năm đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi, cá bị bệnh chết nhiều, vụ đó anh thua lỗ hoàn toàn.

Năm 2007, qua tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá do Hội ND tỉnh tổ chức, được tiếp xúc với cán bộ kỹ thuật của Viện Nuôi trồng thủy sản II, anh nhờ cán bộ kỹ thuật của Viện tư vấn về các loại bệnh của cá và cách phòng trị.

Trong năm đó, mỗi ao anh thả 300.000 con cá rô, nuôi khoảng 4-5 tháng xuất bán, mỗi ao thu khoảng 30 tấn cá, trừ chi phí mỗi ao anh lãi khoảng 150 triệu đồng. Với 10 ao nuôi cá, sau khi trừ các khoảng chi phí, anh còn lãi gần 1 tỷ đồng/năm. Còn đầu ra của cá, anh Sơn cho biết, nhờ bắt mối với các thương lái ở chợ đầu mối Bình Điền (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) nên rất ổn định.

Thấy nuôi cá rô đầu vuông hiệu quả cao, năm 2011, anh khai thác hết số đất còn lại và đào thêm 11 ao nữa. Anh cho biết, để đảm bảo lượng cá xuất bán không bị tồn đọng và không bị mất giá, mỗi đợt anh chỉ thả nuôi 5-6 ao. Cách khoảng từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi anh thả nuôi tiếp 5 – 6 ao nữa, nên anh có cá xuất bán quanh năm. Trung bình mỗi đợt anh xuất 150- 180 tấn cá.

Anh Sơn tiết lộ, điều quan trọng nhất là anh thả cá nuôi nghịch mùa, không theo mùa vụ nuôi cá của các tỉnh, thu hoạch cá theo kiểu cuốn chiếu, nên khi thu hoạch cá dễ bán mà không mất giá. Hiện, trại nuôi cá của anh đang thu hút 12 lao động, với lương bình quân 3-4 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Sa – Chủ tịch Hội ND xã Hiệp Hòa cho biết, không chỉ nuôi cá giỏi, anh Sơn còn tích cực đóng góp xây dựng đường giao thông nông thôn, quỹ khuyến học, giúp đỡ các hộ nghèo trong vùng...

Có thể bạn quan tâm

Xã Khoai Tây Xã Khoai Tây

Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

10/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Tại Hương Thủy Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Rơm Tại Hương Thủy

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.

10/11/2013
Dệt Ước Mơ Từ Nấm Dệt Ước Mơ Từ Nấm

Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.

10/11/2013
Trồng Rau Trái Vụ Thu 1 Tỷ Đồng/ha Trồng Rau Trái Vụ Thu 1 Tỷ Đồng/ha

Nhờ áp dụng những phương pháp canh tác tiên tiến, hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội đã trồng thành công các loại rau ôn đới vào mùa hè, thu nhập lên tới cả tỷ đồng/ha/năm.

10/11/2013
Cân Nhắc Khi Phát Triển Giống Sầu Riêng Không Mùi Cân Nhắc Khi Phát Triển Giống Sầu Riêng Không Mùi

Theo TS. Kozai Naoko, thành viên của dự án Nghiên cứu quốc tế phát triển sầu riêng (Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản - JIRCAS), đến nay, danh lục sầu riêng của Thái Lan vẫn chỉ dừng lại ở các tên sầu riêng monthong (gối vàng), Gan yao (cán dài) và Channe, chưa thấy Chanbury 1 (tên của giống sầu riêng mới không mùi, công bố năm 2007).

10/11/2013