Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu 500 Triệu Đồng Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp

Thu 500 Triệu Đồng Từ Mô Hình Chăn Nuôi Tổng Hợp
Ngày đăng: 07/12/2013

Nhạy bén, sáng tạo cùng với ý chí quyết tâm làm giàu trên vùng đất rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế), gia đình anh Trần Vĩnh Cườm thành công với mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới xây dựng khang trang, anh Cườm tâm sự: Sau khi đi bộ đội về tôi kết hôn. Cuộc sống gia đình những ngày đầu gặp nhiều khó khăn, vất vả. Không có đất ở lẫn đất sản xuất, tôi mới mạnh dạn xin đất vùng rú cát của huyện xây dựng nhà ở và phát triển kinh tế.

Ban đầu xin đất cũng chỉ có ý định kiếm một nơi để ở, nhưng sau này thấy được lợi thế của vùng đất tôi bắt đầu tập trung phát triển đa dạng kinh tế gia đình. Vợ chồng anh bắt đầu khởi nghiệp với việc đầu tư vào phát triển hệ thống hồ nuôi các loại cá trê, cá rô phi.

Lúc mới khởi nghiệp, anh chị mượn 5 chỉ vàng của người bà con đầu tư mua cá giống về thả ở ao chừng 500m². Sau lần thu hoạch đầu tiên có chút vốn, anh vay thêm 60 triệu đồng của ngân hàng và bắt đầu mở rộng quy mô sản xuất. Thời gian đầu, gia đình chỉ nuôi 5 - 10 con lợn và hơn 100 con gà.

Khi đã tích lũy được kinh nghiệm và vốn, anh chị đầu tư xây dựng mở rộng 2,5 ha làm chuồng trại nuôi hàng trăm con lợn và hàng ngàn con gà thương phẩm. Nhờ chăn nuôi, gia đình anh đã có của ăn, của để. Trong phát triển chăn nuôi, gia đình anh tập trung nhiều cho việc tạo lập được thị trường và lòng tin. Nhờ thế, việc cung cấp giống dễ dàng, công việc cũng thuận lợi và phát triển. Theo anh Cườm, để chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững thì công tác phòng và trị bệnh là điều hết sức quan trọng.

Ngoài việc vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường thoáng mát, gia đình anh còn luôn chủ động phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Trước khi xuất bán gà giống, anh báo thú y viên của xã về tiêm phòng dịch, bảo đảm an toàn cho đàn gà, vịt của gia đình và giúp đàn gà giống sinh trưởng, phát triển tốt. Để đảm bảo phát triển kinh tế gia đình bền vững, anh quyết định theo học lớp thú y để có kiến thức và chủ động trong công tác chăm sóc động vật nuôi.

Hiện nay, gia đình anh nuôi 11 con lợn nái và 50 con lợn thịt. Lợn nái sau khi sinh đều được gia đình nuôi quay vòng chứ không hề xuất bán, nên không lo đến vấn đề lợn giống. Ngoài ra, với hệ thống 4 chuồng gà lớn, anh nuôi hơn 6.000 con gà kiến và gà lai đá cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập gần 2 tỷ đồng từ chăn nuôi. Anh Cườm nhẩm tính “Với nguồn thu 2 tỷ mỗi năm, trừ chi phí, gia đình lãi ròng trên 500 triệu đồng”.

Ngoài ra, trên diện tích 3,7 ha đất được giao, anh sử dụng 1,2 ha để phát triển trồng rừng. Hiện nay, diện tích rừng của gia đình anh được phủ xanh, cây tràm phát triển khá tốt và cũng sắp cho thu hoạch. Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, anh còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cho mọi người trong thôn. Thành công từ mô hình chăn nuôi kết hợp của hộ gia đình ông Cườm cho thấy tính hiệu quả, vừa phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ gia đình vừa tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa, sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông nhàn ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt Nghề Nuôi Ong Mật Ở Động Đạt

Nuôi ong mật lâu nay là một trong những nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân xã Động Đạt (Phú Lương - Thái Nguyên) bởi chi phí đầu vào thấp, người nuôi dễ tiếp cận với nghề. Để duy trì nghề nuôi ong mật, Hội Nông dân xã Động Đạt đã thành lập Chi hội Nuôi ong với 26 hội viên. Hàng năm, 500 đàn ong mật của các hội viên Chi hội đã cung ứng ra thị trường từ 10 đến 12 tấn mật.

04/10/2013
Mua Bán Hải Sản Từ Gốc Mua Bán Hải Sản Từ Gốc

Chỉ cần điện thoại là hải sản từ nhiều vùng mien sẽ được đóng thùng gửi đến tận nhà trong vòng 1 ngày

07/10/2013
Người Nuôi Tôm Neo Hàng Chờ Giá Người Nuôi Tôm Neo Hàng Chờ Giá

Ngoài yếu tố dịch bệnh, sự cạnh tranh từ các thương lái nước ngoài, việc người nuôi tôm neo hàng chờ giá đã tạo sức ép khá lớn cho các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến cả ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

07/10/2013
“Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội) “Làng Trứng” Châu Mai (Hà Nội)

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

07/10/2013
Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản Làm Giàu Từ Nuôi Bò Sinh Sản

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.

07/10/2013