Thu 100 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Bồ Câu

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).
Tâm sự về công việc của mình, Thùy Nhung cho hay, tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ loại khá và có công việc ổn định, nhưng do thu nhập không cao, năm 2010, chị quyết định xin nghỉ việc về quê cùng mẹ nuôi bồ câu Pháp. Sau một thời gian nuôi thử để lấy kinh nghiệm, hiện nay đàn bồ câu của gia đình chị phát triển rất tốt với 3.000 cặp.
Theo chị Nhung, bồ câu Pháp có ưu điểm tuổi sinh sản kéo dài 4-5 năm, mỗi năm đẻ 8 – 10 lứa. Hiện nay, gia đình Thùy Nhung đã trở thành địa chỉ cung cấp bồ câu giống và bồ câu thịt cho thị trường các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Mỗi tháng gia đình chị xuất bán khoảng 500 cặp bồ câu giống (giá bồ câu giống 250.000 đồng/cặp, bồ câu thịt 70.000 đồng/cặp). Như vậy, mỗi tháng sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Thùy Nhung chia sẻ: “Nuôi bồ câu Pháp không cần mặt bằng rộng. Giống bồ câu này không chỉ đẻ nhiều mà tiêu thụ thức ăn ít, phù hợp khí hậu nước ta, không dịch bệnh... Bà con nào có nhu cầu, gia đình tôi sẽ hỗ trợ con giống tốt (miễn dịch 100%) và kỹ thuật nuôi. Nuôi chim bồ câu Pháp không khó, chỉ cần chú ý vệ sinh chuồng trại tốt và tránh những tác nhân xấu từ môi trường thì bồ câu sẽ không bị bệnh tật và phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn khá nhanh, đem lại thu nhập rất hấp dẫn, nhất là ở các vùng nông thôn hiện nay.
Bà con muốn trao đổi kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp, liên hệ với chị Nhung, số điện thoại: 0905379588.
Có thể bạn quan tâm

“Thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền 30 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay hết sức ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi sửa sang lại chuồng trại và đầu tư thêm thức ăn cho đàn gà”- ông Đỗ Trọng Bình (thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tâm sự.

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.

Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

Đây được xem như một bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ với những hỗ trợ tích cực trong chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.