Thông Tin Thêm Bài Viết Quy Trình Sinh Sản Nhân Tạo Tôm Rằn

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006.
Quy trình đã tham gia nhiều hội chợ TechMach Đà nẵng 2007; Hà Nội 2008; Asean +3 2009.
Quy trình đã được rao bán trên mạng theo mã số 1-2-377CNB trên trang web của Varisme
Quy trình này đã được cục Nuôi trồng Thủy Sản bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật năm 2009. Đã được tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng bằng khen và đạt giải 3, giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007.
TS.Tôn Thất Chất cho biết:
- Đã sản xuất đĩa DVD (2010) với thời lượng 45 phút với sự tài trợ kinh phí của SUDA - Bô Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.
- Vừa qua ngày 11 tháng 06 năm 2011 đây là một trong nhóm công trình tôi được bộ Giáo dục & Đào tạo khen thưởng Khoa học & Công nghệ giai đoạn 2006 - 2010.
- Đăc điểm sinh học sinh sản nhân tạo tôm Rằn cũng chính là một trong những nội dung lớn của luận án Tiến sĩ của TS.Tôn Thất Chất, đã được bảo vệ thành công năm 2009.
Từ nguồn giống tạo ra Tiến sĩ tiếp tục nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thương phẩm tôm Rằn ở Thừa Thiên do dự án SUDA - Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cung cấp kinh phí và các thông tin về quy trình này cũng đã được Tiến sĩ công bố trên nhiều diễn đàn. Các tờ rơi về quy trình sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm tôm Rằn đã đươc xuất bản từ năm 2004 cho đến nay được bà con nông ngư dân ở Thừa Thiên Huế sử dụng.
Bạn đọc có nhu cầu cần trao đổi thêm thông tin xin liên hệ với TS.Tôn Thất Chất theo điện thoại 0914089713 và địa chỉ email tonthatchat@gmail.com
Có thể bạn quan tâm

Hơn 10 năm nay, nhiều hộ nông dân tại xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đắk Nông đã thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Minh Hoàng (thôn Vinh Đức) với mô hình nuôi nai đạt hiệu quả cao.

Vào vụ cá nam năm nay, nhất là thời gian gần đây ở Bình Thuận, mỗi chuyến biển ra khơi ngư dân trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, tiếng cười, tiếng nói ngư phủ cũng rộn rã hơn sau những ngày “hái bạc”…

Không mất nhiều công gieo vãi, chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, có tác dụng làm đất tơi xốp, bên cạnh đó còn tận dụng được diện tích đất 2 lúa, nên cây đậu tương đã và đang trở thành cây trồng được tỉnh Thanh Hóa lựa chọn để trồng trong vụ đông trên chân đất 2 lúa trong nhiều năm qua.

Nghề của ông Nguyễn Cao Cường, thôn Tăng Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) "độc" nhất trong vùng kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nuôi rắn hổ mang phì (rắn hổ phì). Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề "độc" này lại giúp gia đình ông gây dựng được cơ nghiệp.

Chiến tranh đã lùi xa 38 năm, những người lính tham gia kháng chiến một thời, nay trở về đời thường với những vết thương không thể xóa nhòa. Cuộc sống hôm nay với bao khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn hăng say, quyết tâm làm giàu bằng ý chí và nghị lực ngay trên quê hương mình.