Thông Tin Dịch Hại Nông Nghiệp

Diện tích lúa đông xuân chính vụ ở Sóc Trăng đang tập trung ở giai đoạn làm đòng đến trổ bông, đây là thời kỳ các loại dịch hại thường xuyên xuất hiện nên bà con thường xuyên thăm đồng để kịp thời phòng trừ dịch hại, đạt năng suất cao trong sản xuất.
Phần lớn diện tích lúa đông xuân chính vụ đã xuống giống ở Sóc Trăng đang tập trung ở giai đoạn làm đòng đến trổ bông. Theo ghi nhận của chi cục Bảo Vệ Thực Vật trong tuần qua, các loại dịch hại thường xuyên xuất hiện trên lúa như đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá đều giảm về diện tích cũng như mật số lây nhiễm. Đang chú ý là bệnh cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn đòng trổ.
Bệnh cháy bìa lá lây nhiễm trên 1.310 ha, giảm 142 ha so tuần trước. Tỉ lệ phổ biến 0% đến 20% lá, có 30 ha bị nhiễm 40% lá. Chủ yếu ở huyện Châu Thành 390 ha, Thạnh Trị 375 ha, Trần Đề 244 ha, thành phố Sóc Trăng 210 ha.
Hơn 1.120 ha lúa đang bị nhiễm đạo ôn cổ bông, tỉ lệ nhiễm phổ biến từ 3% đến 5% bông, có 47 ha ha bị nhiễm trên 10% bông. Nhiều nhất ở thành phố Sóc Trăng 332 ha, Châu Thành 279 ha, Long Phú 274 ha, Kế Sách 114 ha.
Bệnh lem lép hạt gỉam diện tích lây nhiễm từ 1.690 ha trong tuần trước xuống còn 1.466 ha. Tỉ lệ phổ biến 5% đến 10% hạt, có 120 ha bị nhiễm 15% hạt. Tập trung ở huyện Châu Thành 479 ha, Mỹ Tú 463 ha, thành phố Sóc Trăng 234 ha, Kế Sách 128 ha.
Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, trong tuần tới, bà con cần chú ý phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh cháy bìa lá, đạo ôn lá. Đặc biệt, cần chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt ở 2 giai đoạn trổ lẹt xẹt đến trổ đều để hạn chế thiệt hại về năng suất và chất lượng lúa.
Dự báo tình hình dịch hại trên lúa từ ngày 18/12 đến ngày 24/12/2014
Trong những ngày tới, diện tích lúa chuyển sang giai đoạn trổ chín sẽ tăng lên. Trong khi đó, thời tiết chuyển lạnh, mưa trái mùa còn rãi rác, sáng sớm có nhiều sương mù, sẽ tạo điều kiện thích hợp cho các bệnh do nấm bộc phát mạnh như đạo ôn cổ bông và lem lép hạt. Đối với 2 bệnh này, phải phun ngừa vì khi phát hiện bệnh thì lúa đã thiệt hại.
Kỹ sư Phạm Ngọc Khoa, Công ty Syngenta Việt Nam cho biết: “Thời điểm hiện nay các trà lúa ở Sóc Trăng đang ở giai đoạn làm đòng, trổ đến chín.
Trong giai đoạn này các bệnh thường gây hại là đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, vàng lá chín sớm và đốm vằn. Các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên phun thuốc lúc lúa trổ lẹt xẹt, lúc bà con đi thăm đồng quan sát xa xa có bông trổ thì chúng ta bắt đầu phun ngừa bệnh lem lép hạt ngay thời điểm này.
Thời điểm thứ 2 cần phun lập lại là khi lúa trổ đều và bông lúa ngã qua hình kim đồng hồ. Chúng ta xử lý thuốc Amistartop với liều lượng 25cc/bình 16l và phun 2 bình/công 1000m2. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay chúng ta sử dụng bình máy khá rộng rãi, đối với bình máy chúng ta sử dụng liều 35cc/bình/25l và nên sử lý 2 bình/công tầm lớn.
Thời điểm lần 2 chúng ta cần xử lý bệnh lem lép hạt là lúc lúa trổ đều phối hợp 2 sản phẩm Filia và Tilt super. Liều lượng và lượng nước bà con nên sử dụng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất đưa ra. Bà con lưu ý liều lượng ghi trên nhãn chai sử dụng cho 1 công 1000m2 để sử dụng thuốc cho đạt hiệu quả.”
Nguồn bài viết: http://thst.vn/The_hien_nhom_tin_con.aspx?key=26&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

Cá bống bớp là loài cá nước lợ, thuộc họ cá bống đen, thân hình trụ tròn, mắt nhỏ, mõm tầy, có nguồn dinh dưỡng cao, giá trị xuất khẩu lớn. Cá bống bớp đã được nhiều địa phương tổ chức nuôi song đến nay chỉ có vùng nuôi mặn lợ của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) là nuôi được cá bống bớp với quy mô lớn. Nghề nuôi cá bống bớp ở Nghĩa Hưng khởi phát từ xóm Chùa, xã Nghĩa Thắng khoảng trước năm 1990. Mặc dù điều kiện tưới tiêu nước ở đây chưa được quy hoạch nhưng năng suất nuôi cá bống bớp đã đạt 4 - 6 tấn/ha…

Trong nhiều năm qua, năng suất, sản lượng lúa ở vùng ĐBSCL không ngừng tăng lên nhờ sự liên kết 4 nhà trong sản xuất lúa. Bà con nông dân ngày càng thích nghi và biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, nhân giống lúa tạo ra năng suất, sản lượng vụ sau cao hơn vụ trước. Năm 2012, sản lượng lúa toàn vùng ĐBSCL ước đạt 24,6 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so năm 2011, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với sản lượng hơn 7,2 triệu tấn, đạt trị giá hơn 3,2 tỉ USD. Lúa đông xuân 2012 - 2013 đang vào vụ thu hoạch được đánh giá là vụ lúa trúng mùa, năng suất bình quân ban đầu trên 7 tấn/ha. Đạt được kết quả đó là do nông dân thường xuyên quan tâm sử dụng giống lúa mới, giống lúa chất lượng cao.

Đây là mô hình nuôi heo áp dụng công nghệ lên men từ quần thể các vi sinh vật sống để xử lý chất thải của vật nuôi, làm cho môi trường thông thoáng, giúp đàn heo ăn nhiều, lớn nhanh. “Nuôi heo không tắm” - cách gọi nôm na này đang lan truyền nhanh trong người dân Hậu Giang. Đây là mô hình nuôi thí điểm đầu tiên, với những phát hiện khá thú vị khi tận dụng các nguồn phụ phẩm ở ĐBSCL, hứa hẹn mở ra hướng chăn nuôi hiệu quả ở ĐBSCL

Bên cạnh hỗ trợ vốn vay cho những hộ nghèo, hộ có nhu cầu làm ăn phát triển kinh tế gia đình, thời gian qua, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp người dân có đời sống tốt hơn.

Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị công bố về Triển vọng toàn cầu của cây trồng biến đổi gen (BĐG) năm 2012 vừa được tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội.