Thông Qua Dự Án Phát Triển Ngân Hàng Bò Tại Đồng Tháp

Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.
Thực hiện Nghị quyết 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo cả nước, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp chỉ đạo, tổ chức vận động và phát triển chương trình “Ngân hàng bò” tại các địa phương, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo biên giới.
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp được hỗ trợ 9 con bò sinh sản từ chương trình này ở xã biên giới Thông Bình, huyện Tân Hồng. Mỗi con dự án hỗ trợ 8 triệu đồng, phần còn lại là đối ứng của địa phương. Dự kiến từ nay đến cuối năm, chương trình này sẽ tiếp tục hỗ trợ các các hộ nghèo ở các xã biên giới còn lại trong tỉnh.
Để tiếp tục phát huy ưu điểm từ chương trình, vừa qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã ban hành Công văn số 58/CTĐ, ngày 27/5/2013 về việc phát triển “Ngân hàng bò” tại các địa phương trong tỉnh. Theo tinh thần của công văn, mỗi xã, phường, thị trấn vận động ít nhất 1 con bò/năm để hỗ trợ các hộ nghèo và khó khăn trong địa phương mình, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh nhà.
Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, các Phó Chủ tịch nhất trí với chủ trương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ về các tiêu chí, đối tượng hỗ trợ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Dương, về nguồn vốn đối ứng thì Ngân hàng Chính sách ở địa phương có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ vay vốn đối với các hộ được tặng bò.
Có thể bạn quan tâm

Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.

Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
-5731762.jpg)
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực

Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Ít ai biết, trên thị trường có cả trăm loại men vi sinh được quảng cáo nổ "một tấc lên đến giời", thậm chí trị cả bệnh tôm và được bán với giá trên trời. Vì sao?