Thông Qua Dự Án Phát Triển Ngân Hàng Bò Tại Đồng Tháp

Ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc họp thông qua chủ trương vận động phát triển “Ngân hàng bò” tại địa phương. Tham dự và chủ trì cuộc họp có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Văn Dương, Trần Thị Thái và Nguyễn Thanh Hùng.
Thực hiện Nghị quyết 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện nghèo cả nước, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp chỉ đạo, tổ chức vận động và phát triển chương trình “Ngân hàng bò” tại các địa phương, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo biên giới.
Hiện tại, tỉnh Đồng Tháp được hỗ trợ 9 con bò sinh sản từ chương trình này ở xã biên giới Thông Bình, huyện Tân Hồng. Mỗi con dự án hỗ trợ 8 triệu đồng, phần còn lại là đối ứng của địa phương. Dự kiến từ nay đến cuối năm, chương trình này sẽ tiếp tục hỗ trợ các các hộ nghèo ở các xã biên giới còn lại trong tỉnh.
Để tiếp tục phát huy ưu điểm từ chương trình, vừa qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã ban hành Công văn số 58/CTĐ, ngày 27/5/2013 về việc phát triển “Ngân hàng bò” tại các địa phương trong tỉnh. Theo tinh thần của công văn, mỗi xã, phường, thị trấn vận động ít nhất 1 con bò/năm để hỗ trợ các hộ nghèo và khó khăn trong địa phương mình, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội và chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh nhà.
Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, các Phó Chủ tịch nhất trí với chủ trương của Trung ương Hội Chữ thập đỏ về các tiêu chí, đối tượng hỗ trợ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Dương, về nguồn vốn đối ứng thì Ngân hàng Chính sách ở địa phương có nhiệm vụ hướng dẫn và hỗ trợ vay vốn đối với các hộ được tặng bò.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.

Trong khi vải thiều tươi của Việt Nam năm nay xuất khẩu qua biên giới nhỏ giọt, thì loại quả này từ Trung Quốc đang xuất ngược sang ta, gây ra nhiều lo ngại.

Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.

Trong khi đó, thời tiết trong nước diễn biến bất thường với mùa nắng nóng kéo dài đã làm giảm thời gian xuống giống của cây bắp trong nước và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Do đó, dự đoán năng suất cây bắp vụ xuân 2014 có thể bị sụt giảm so với những năm trước.

Hiện nay, ở vùng bán đảo Cà Mau dân nuôi tôm thẻ chân trắng gắng công chăm sóc, thoát được dịch bệnh nhưng thu hoạch bán không có lãi, vì tôm rớt giá.