Thống Nhất Kế Hoạch Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế Thành Phố Cao Lãnh Giai Đoạn 2020 - 2030

Chiều 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP. Cao Lãnh về việc xin chủ trương và ý kiến chỉ đạo về việc lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
TP.Cao Lãnh là một trong bốn đô thị được chọn tham gia vào Dự án lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương cùng với Thái Nguyên, Hà Tĩnh và Sóc Trăng.
Dự án này nằm trong Chương trình đối tác đô thị phát triển kinh tế - MPED - do Chính phủ Canada tài trợ, được các chuyên gia tư vấn thuộc Hiệp Hội các đô thị Việt Nam (ACVN) hướng dẫn lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế địa phương.
Theo đó, nội dung công việc của Dự án Lập kế hoạch phát triển chiến lược giai đoạn từ năm 2020-2030 bao gồm: Nâng cao năng lực cho chính quyền đô thị; xây dựng 4 sản phẩm chủ lực của thành phố: sản phẩm du lịch, sản phẩm từ cây sen, sản phẩm từ cây xoài và sản phẩm cụm cảng sông Tiền; xây dựng các mô hình kinh tế từ 4 sản phẩm chủ lực trên; triển khai kêu gọi đầu tư và kết nối thực hiện trên các sản phẩm chủ lực đó.
Bên cạnh thống nhất và đánh giá cao cách làm của TP.Cao Lãnh trong chiến lược xây dựng dự án, ông Nguyễn Văn Dương lưu ý địa phương cần nghiên cứu thêm các chiến lược gắn kết du lịch thành phố với các điểm du lịch của tỉnh; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ cao cấp, không gian đô thị... nhằm tạo ra sự khác biệt giữa phát triển kinh tế đô thị và các vùng kinh tế khác.
Có thể bạn quan tâm

Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.

Hỗ trợ để nông dân bảo vệ đất lúa, nghĩa là khi thấy trồng một loại cây khác có lợi hơn trồng lúa, người nông dân bỏ lúa chuyển sang trồng cây đó, khiến diện tích đất lúa có nguy cơ bị thu hẹp, thì số tiền “hỗ trợ” kia sẽ là phần bù đắp cho họ, để họ giữ lại đất lúa nhưng vẫn có lợi nhuận ngang bằng với việc trồng cây khác.

Hôm qua (10/8) hai mẫu TĂCN mà Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa gửi đi Hà Nội phân tích đã có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol (1,2mg/kg và 0,8mg/kg). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn lô hàng 8.100kg TĂCN của Cty LIVABIN chứa chất cấm.

Như vậy, giá gạo 5%tấm của Việt Nam hiện nay ngang bằng với gạo cùng loại của Thái Lan, Pakistan và cao hơn gạo Ấn Độ. Gạo 25% tấm của Việt Nam hiện vẫn đang có mức giá cao nhất trong số những nước xuất khẩu chính, bởi gạo cùng loại của Ấn Độ là 390-400 USD/tấn, Pakistan 395-405 USD/tấn, Thái Lan 350-360 USD/tấn.