Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thông Đường Gỗ Xuất Khẩu Vào EU

Thông Đường Gỗ Xuất Khẩu Vào EU
Ngày đăng: 22/08/2014

Ngày 21/08, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã khởi động Dự án “Tiếp cận chung tới tiến trình VPA tại Việt Nam và Lào”.

Dự án nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong tiến trình đàm phán và thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) với Liên minh châu Âu trong khuôn khổ sáng kiến tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT). Mục tiêu đưa ngành chế biến XK gỗ Việt Nam phát triển bền vững và phù hợp với quy định quốc tế.

Dự án được Hội đồng châu Âu và Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) tài trợ, hỗ trợ Chính phủ, các DN chế biến gỗ vừa và nhỏ, các tổ chức dân sự xã hội và các cộng đồng sống gần rừng ở các tỉnh biên giới với Lào hiểu biết và tuân thủ Quy định về gỗ của EU có hiệu lực từ 3/3/2013.

Theo Quy định này, mọi sản phẩm gỗ XK vào thị trường EU đều phải chứng minh được có nguồn gốc hợp pháp.

Việt Nam là nước nhập khẩu khoảng 40% nguyên liệu gỗ cho chế biến XK từ nhiều nước trên thế giới. Việc kiểm soát gỗ nhập khẩu, đảm bảo đó là gỗ hợp pháp được khai thác hợp pháp theo quy định của nước XK, là một yếu tố quan trọng trong hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam.

Dự án có hợp phần tăng cường đối thoại chính sách với Lào, tăng cường các biện pháp kiểm soát từ khâu khai thác đến vận chuyển và buôn bán gỗ qua đường biên giới. Đây là hoạt động rất cần thiết trong bối cảnh cả 2 nước đều đang đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện và đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác song phương về lâm nghiệp.

Ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chia sẻ, Việt Nam có hàng triệu hộ nông dân tham gia trồng rừng nguyên liệu, hơn 3.500 DN chủ yếu là DN nhỏ và vừa tham gia chế biến và XK. Để các lô hàng đồ gỗ của Việt Nam XK vào EU không phải khai báo nguồn gốc gỗ, Việt Nam phải cam kết thiết lập và vận hành được hệ thống kiểm soát, xác minh và cấp phép FLEGT một cách hiệu quả và tin cậy.

Dự án có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đàm phán Hiệp định VPA giữa Việt Nam với EU đang đi vào giai đoạn cuối để kết thúc trong vào cuối năm nay.

“Thông qua dự án, WWF sẽ thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan vào việc xây dựng, thực hiện và giám sát Hiệp định Đối tác tự nguyện, đảm bảo Hiệp định khi được ký kết sẽ hoạt động hiệu quả, khả thi và phù hợp với các yêu cầu của hiệp định về tính minh bạch, công bằng, bền vững và trách nhiệm xã hội”, ông Lê Công Uẩn, WWF Việt Nam nói.

Dự án sẽ kéo dài 4 năm (2014 – 2018), được thực hiện tại Việt Nam và Lào.


Có thể bạn quan tâm

Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh Vị ngọt từ niên vụ mía 2015 2016 ở Trà Vinh

Niên vụ mía năm 2015 - 2016 này nông dân tỉnh Trà Vinh đã trồng được hơn 4.430 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cần. Hiện nay bà con đã bắt đầu thu hoạch.

14/11/2015
Nhức nhối nạn phân bón giả Nhức nhối nạn phân bón giả

Phân bón giả không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nông dân mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của những doanh nghiệp chân chính.

14/11/2015
Chuối trăm nải Chuối trăm nải

Tại Khu thực nghiệm (Trường đại học An Giang) đang trồng cây chuối trăm nải và đã có buồng.

14/11/2015
Giá sầu riêng nghịch vụ tăng cao Giá sầu riêng nghịch vụ tăng cao

TX. Cai Lậy (Tiền Giang) trồng trên 1.000 ha sầu riêng, chủ yếu là sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong, tập trung nhiểu ở các xã Long Khánh, Thanh Hòa và Phú Quí.

14/11/2015
Ớt chỉ thiên kiểu gì cũng lãi Ớt chỉ thiên kiểu gì cũng lãi

Hàng trăm hộ nông dân ở xã Bình Hòa (huyện Tây Sơn, Bình Định) đã ăn nên làm ra nhờ ớt. Bởi, giá ớt có hạ thấp hết cỡ thì vẫn cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với cây lúa.

15/11/2015