Thông Báo Về Việc Thay Đổi Thông Tin Trong Chứng Thư Cấp Cho Lô Hàng Thủy Sản Xuất Khẩu

Thời gian vừa qua, NAFIQAD liên tục nhận được rất nhiều văn bản của DN XK thủy sản đề nghị về việc cấp đổi chứng thư, thay đổi thông tin trong chứng thư đã cấp cho các lô hàng thủy sản XK sang EU do nhầm lẫn trong quá trình cung cấp thông tin XK, bốc dỡ hàng hóa. Nhiều trường hợp, đối với 01 lô hàng, các DN đề nghị thay đổi thông tin cấp chứng thư xác nhận đến 3-4 lần. Các sai sót, vi phạm thường gặp trong việc đăng ký, cung cấp thông tin để cấp chứng thư là sai lỗi về ghi nhãn, số container, số seal, thông tin về cảng đến của lô hàng… Đặc biệt, nhiều lô hàng được sản xuất bởi các cơ sở có trong danh sách ưu tiên (không được kiểm tra ngoại quan trước khi XK) bị phát hiện có sai sót về ghi nhãn hoặc thông tin trên nhãn không phù hợp với thông tin trong chứng thư.
Việc liên tục gặp vướng mắc, đề nghị bạn hàng gửi thư xác nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của chính DN mà còn ảnh hưởng tới uy tín của NAFIQAD đối với cơ quan thẩm quyền của nước NK, phát sinh thêm nguồn lực, thời gian của NAFIQAD để giải quyết các vụ việc.
Về vấn đề này, NAFIQAD đã có công văn số 2411/QLCL-CL1 ban hành ngày 14/11/2014 về việc thay đổi thông tin trong chứng thư cấp cho lô hàng thủy sản XK. Trong đó, NAFIQAD yêu cầu các DN nghiên cứu kỹ các quy định của thị trường NK trong việc đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK, các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu liên quan đến giao dịch, thương mại, hạn chế tối đa các trường hợp cung cấp thông tin không phù hợp với yêu cầu của thị trường cũng như nhà NK dẫn tới việc sai lệch thông tin trong chứng thư cấp cho các lô hàng thủy sản XK.
Đối với các lô hàng sản xuất bởi các cơ sở trong danh sách ưu tiên, NAFIQAD sẽ không giải quyết bất kỳ trường hợp sai sót nào liên quan đến thông tin ngoại quan của sản phẩm. Do vậy, DN cần lưu ý đến các quy định về ghi nhãn, đối chiếu kỹ thông tin trên nhãn và thông tin trong hồ sơ đăng ký cấp chứng thư trước khi nộp hồ sơ đăng ký.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/53_38813/Thong-bao-ve-viec-thay-doi-thong-tin-trong-chung-thu-cap-cho-lo-hang-thuy-san-xuat-khau.htm
Có thể bạn quan tâm

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.

Để hạn chế dịch bệnh phát sinh thì chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết. Sau đây là một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm.

Mới 8 giờ sáng, trời đổ nắng gay gắt. Cả một vùng đất rộng lớn từ hồ Thành Sơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đến đầu thôn Đồng Dày (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) cây cỏ khô héo, chuyển sang vàng. Giữa mênh mông nắng hạn, chỉ thấy nhấp nhô một màu trắng của những đàn cừu đang gặm cỏ.
Nghề nuôi chim yến trong nhà đã hình thành và đang phát triển với nhiều triển vọng, được cộng đồng rất quan tâm.

Hơn 40 năm "bén duyên" trên vùng đất phù sa màu mỡ của cù lao Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), cây sầu riêng đã giúp nhiều nông dân trở thành triệu phú nhờ chuyên canh loại cây trồng đặc sản này, điển hình như ông Dương Văn Đây (sinh năm 1955), ngụ ấp Long Quới, nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.