Thời tiết ủng hộ ngư dân khai thác cá ngừ đại dương

Thời tiết các vùng biển phía Nam - ngư trường khai thác cá ngừ đại dương chính đang có xu hướng tốt lên sau một tuần sóng to gió mạnh.
Tại khu vực quanh quần đảo Trường Sa vào hai ngày 27 và 28.8, mưa giông chỉ còn ở một vài nơi, tầm nhìn xa trên 10km, gió Tây Nam cấp 4, sóng cao dưới 2m.
Thời tiết từ đêm nay 26.8, tại khu vực phía Nam vùng biển Nam Biển Đông - nơi dự báo có nhiều điểm năng suất cá ngừ khá từ 15-20kg/100 lưỡi câu, mưa giông giảm, tầm nhìn xa trên 10km, gió Tây Nam cấp 3,4.
Niềm vui của ngư dân càng được nhân đôi khi dự báo ngư trường khai thác cá ngừ đại dương từ thời điểm này đến cuối tháng tăng cả về số lượng và chất lượng so với kỳ trước.
Có thể bạn quan tâm

Từ hai bàn tay trắng, gia đình chị Trần Thị Dương (xã Nghĩa Dũng, Tân Kỳ, Nghệ An) đã có cú đột phá "ngoạn mục" nhờ nuôi gà và chim trĩ sinh sản.

Hàng trăm hộ nuôi cá điêu hồng trên sông Tiền đang điêu đứng vì giá cá giảm mạnh, không tiêu thụ được. Khó khăn còn chồng chất khi đại lý không cho nợ tiền thức ăn nuôi cá nữa.

Có nhiều điều bất thường về nạn sâu cuốn lá nhỏ được ghi nhận ở Thái Bình trong vụ lúa này. Bất thường thứ nhất là ngay từ 21-26/3, mật độ bướm sâu cuốn lá đã đạt trung bình 3-4 con/m2, có chỗ bu đặc tới 30-60 con/m2- gấp 10-30 lần so với trung bình nhiều năm. Điều đặc biệt, khả năng đẻ của lũ bướm này cũng rất "dữ dội", tỷ lệ nở của trứng gần như 100% nên sâu non xuất hiện với mật độ trung bình từ 100-150 con/m2, nơi cao từ 400-500 con/m2 trên một diện tích cực lớn mà trọng điểm là các huyện như Thái Thuỵ, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư.

Đã vào mùa trồng cây ăn trái, năm nay nhà vườn thích giống cây ngoại nhập hơn giống nội địa, với lý do trái cây ngoại vừa dễ bán, lại được giá cao.

Nhiều diện tích lúa hè thu (HT) sớm ở ĐBSCL đã bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) với tỷ lệ gây hại từ 10-30%. Nếu không có biện pháp quản lý tốt thì nguy cơ dịch bệnh lây lan sang diện tích lúa HT chính vụ (xuống giống trong tháng 5, 6) là rất lớn.