Thời Tiết Thuận Lợi, Ngư Dân Khôi Phục Diện Tích Nuôi Nghêu

Hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thả nuôi được 195 sân nghêu trên diện tích 1.276 ha với lượng nghêu giống thả nuôi trên 3.225 tấn. Diện tích trên tập trung tại xã Tân Thành.
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.
Qua theo dõi, nghêu nuôi phát triển khá nên người nuôi phấn khởi, an tâm đẩy mạnh sản xuất. Tính đến ngày 11/6, ngư dân Gò Công Đông đã thu hoạch đầu vụ được trên 8.000 tấn nghêu thịt. Với giá bán nghêu dao động từ 16.000 đ đến 20.000 đ/kg, bà con thu lãi khá.
Tiền Giang có vùng nuôi nghêu xuất khẩu khoảng 2.000 ha thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, mỗi năm đạt sản lượng thu hoạch trên 20.000 tấn nghêu thịt.
Năm 2014, tình hình nuôi nghêu thuận lợi hứa hẹn vùng nuôi nghêu xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang khởi sắc trở lại và nghề nuôi nghêu truyền thống của ngư dân nơi đây hồi phục một cách mạnh mẽ, góp phần tạo nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu, giúp ngư dân ổn định cuộc song.
Có thể bạn quan tâm
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.

Diện tích hồ tiêu tăng nhanh chóng đã phá vỡ quy hoạch nông nghiệp khu vực Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch bệnh bùng phát làm tiêu chết hàng loạt sẽ dập tắt giấc mộng đổi đời từ cây tiêu của người dân Tây Nguyên. Đây là những nguy cơ sẽ làm cây hồ tiêu Tây Nguyên phát triển thiếu bền vững.