Thời tiết quá khắc nghiệt, cà phê rụng hàng loạt

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân cà phê rụng quả trên diện rộng ở Gia Lai là do điều kiện thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của cây cũng như công tác chăm sóc bón phân và tưới nước.
Ngoài nguyên nhân nắng nóng kéo dài thì năm nay mùa mưa lại đến sớm, liên tiếp xảy ra hai cơn bão số 1 và 2 cùng với đợt áp thấp nhiệt đới khiến mưa kéo dài và tập trung làm cho cây cà phê quang hợp kém gây nên hiện tượng rụng quả sinh lý, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây thối cuống rụng quả.
Trước thực trạng cà phê rụng quả có chiều hướng diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần nhanh chóng tìm ra phương án tối ưu để phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Hàng năm, hiện tượng cà phê rụng quả không còn là vấn đề mới, song thực tế đặt ra là các nhà chuyên môn cũng như bà con nông dân vẫn lúng túng vì chưa có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hữu hiệu tình trạng này.
Ông Phan Văn Lang, người đã nhiều năm gắn bó với cây cà phê tại Gia Lai lo lắng cho biết, so với năm trước, năm nay tình trạng cà phê rụng quả xảy ra sớm hơn và tỷ lệ rụng cũng cao hơn. Mặc dù, đã tìm mọi cách, áp dụng đủ các biện pháp phòng chống nhưng vườn cà phê vẫn tiếp tục rụng quả khiến gia đình rất lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân năm nay, huyện Lâm Thao được mùa lúa trên cả ba mặt: Diện tích, năng suất, sản lượng. Toàn huyện gieo cấy được 3.398 ha, vượt kế hoạch dự kiến gần 50 ha, năng suất bình quân đạt trên 62 tạ/ha, sản lượng đạt trên 2,1 vạn tấn. Hầu hết các xã đều gieo cấy đạt và vượt kế hoạch, năng suất cao hơn vụ xuân trước, đây là cơ sở tạo đà để huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất vụ mùa đạt kết quả.

Trước tình hình dịch bệnh trên tôm tại Cà Mau còn diễn biến phức tạp và hiện đang có xu hướng tăng, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ NN&PTNT tiếp tục xuất cấp 50 tấn hóa chất Chlorine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho tỉnh Cà Mau.

Nhưng để phát triển theo hướng bền vững,tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp sữa bò lâu dài,cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn rõ ràng,đây là điều mà lãnh đạo tỉnh,chính quyền các cấp và nông dân Sóc Trăng đang hướng đến.

Với lợi thế điều kiện chăn nuôi thuận lợi, việc hỗ trợ bò cho người dân miền núi đã mang lại kết quả khả quan. Dự án này đang được tiếp tục nhân rộng, huy động các nguồn lực xã hội để giúp người dân miền núi thoát nghèo.

Trăn thịt loại khoảng 6 kg/con đang được nhiều thương lái và cơ sở thu mua ở mức 300.000-310.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước; còn trăn loại khoảng 30 kg/con trở lên có giá khoảng 260.000-270.000 đồng/kg. Do giá trăn thịt ở mức khá cao đã kích thích người dân phát triển nuôi nên trăn giống đang có giá từ 400.000- 450.000 đồng/con (loại khoảng 100-150 gram/con).