Thời tiết quá khắc nghiệt, cà phê rụng hàng loạt

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân cà phê rụng quả trên diện rộng ở Gia Lai là do điều kiện thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của cây cũng như công tác chăm sóc bón phân và tưới nước.
Ngoài nguyên nhân nắng nóng kéo dài thì năm nay mùa mưa lại đến sớm, liên tiếp xảy ra hai cơn bão số 1 và 2 cùng với đợt áp thấp nhiệt đới khiến mưa kéo dài và tập trung làm cho cây cà phê quang hợp kém gây nên hiện tượng rụng quả sinh lý, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nấm gây thối cuống rụng quả.
Trước thực trạng cà phê rụng quả có chiều hướng diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần nhanh chóng tìm ra phương án tối ưu để phòng tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Hàng năm, hiện tượng cà phê rụng quả không còn là vấn đề mới, song thực tế đặt ra là các nhà chuyên môn cũng như bà con nông dân vẫn lúng túng vì chưa có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hữu hiệu tình trạng này.
Ông Phan Văn Lang, người đã nhiều năm gắn bó với cây cà phê tại Gia Lai lo lắng cho biết, so với năm trước, năm nay tình trạng cà phê rụng quả xảy ra sớm hơn và tỷ lệ rụng cũng cao hơn. Mặc dù, đã tìm mọi cách, áp dụng đủ các biện pháp phòng chống nhưng vườn cà phê vẫn tiếp tục rụng quả khiến gia đình rất lo lắng.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều nông dân “tố” Công ty cổ phần mía đường La Ngà và Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An (Đồng Nai) không thu hoạch kịp thời nên hàng ngàn hécta mía bị chết khô. Điều này dẫn đến năng suất, chữ đường của mía giảm, gây thiệt hại kép cho nông dân.

Cùng với việc chủ động khắc phục hậu quả sau đợt rét đậm, rét hại, với khí thế khẩn trương, nhiều địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đã hoàn thành gieo cấy vụ xuân…

Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã có chủ trương chuyển đổi 1 ngàn hecta đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây ăn quả và rau màu khác nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều nông dân đang đứng trước nguy cơ thua lỗ khi chuyển từ cây mía sang trồng sương sáo (còn gọi là thạch đen hoặc thủy cẩm Trung Quốc).

Cây sắn dây là loại cây quen thuộc lâu đời và là vị thuốc quý. Trong phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, người dân các vùng quê nông thôn Gia Bình (Bắc Ninh) quan tâm mở rộng diện tích trồng cây sắn dây theo kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao.

Được biết, HTX Chôm chôm Bình Hoà Phước là đơn vị thứ 2 sau HTX Chôm chôm Tích Khánh (Trà Ôn) được trao giấy chứng nhận này. Đây là cơ hội để chôm chôm xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ trong thời gian tới.