Thời Tiết Nóng Đẩy Giá Chanh Tăng Cao

Mấy ngày gần đây, chanh tươi được thương lái đến tận vườn thu mua với giá 16.000 - 18.000 đồng/kg, tăng hơn 5.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá thu mua hiện nay, lợi nhuận từ trồng chanh là khá cao, nên nhà vườn rất phấn khởi.
Ông Trần Văn Hùng, nông dân có 5.000m2 trồng chanh bông tím ở xã Tân Thanh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, những năm gần đây giá chanh thường ổn định ở mức cao, nên trồng chanh mang lại thu nhập khá.
Năm nay, chanh đạt năng suất khá cao, ít dịch bệnh, cộng với giá chanh nằm ở mức cao nên vườn chanh vừa đem lại cho ông Hùng lợi nhuận hơn 70 triệu đồng. "Cách đây 3 ngày, tôi đã bán cho thương lái tại vườn được gần 6 tấn chanh với giá 16.000 đồng/kg, đạt doanh thu gần 100 triệu đồng" - ông Hùng nói.
Bà Hồng, thương lái thu mua chanh ở chợ An Hữu, huyện Cái Bè chia sẻ, giá chanh tăng từng ngày trong những ngày qua là do thời tiết nắng gay gắt, chanh thời điểm này cũng ít cho trái hơn, trong khi nhu cầu chanh tươi để phục vụ giải khát tăng cao.
Theo tính toán của nhiều nông dân trồng chanh ở Tiền Giang, chanh thường đạt năng suất khoảng 10-15 tấn/ha. Với giá chanh hiện nay, sau khi trừ tất cả các chi phí, nhà vườn nào thu hoạch chanh trong thời điểm này có thể đạt lợi nhuận hơn 120 triệu đồng/ha.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, chanh là một trong những loại cây trồng hiệu quả kinh tế cao ở các xã đầu nguồn của huyện, với lợi thế là không kén đất, có thể trồng xen hoặc tận dụng những diện tích đất khó trồng được các loại cây ăn trái khác.
Đồng thời, nhờ nông dân quan tâm tuyển chọn những giống chanh mới cho năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để chủ động mùa vụ bán được giá, nên chanh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Hiện nay, diện tích trồng chanh của địa phương này lên tới gần 1.000 ha, lớn nhất tỉnh, tập trung ở các xã Tân Thanh, Thiện Trí, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông và An Cư. Bên cạnh đó, để tạo đầu ra ổn định cho cây chanh theo hướng sản xuất chất lượng, bền vững và tạo uy tín trong người tiêu dùng, huyện Cái Bè đã thành lập HTX chuyên canh trồng chanh ở xã Tân Thanh với diện tích gần 200 ha.
Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh hiện có hơn 2.000 ha chanh trồng rải rác khắp các huyện trong tỉnh, chủ yếu tập trung ở huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành. Sản lượng chanh cung cấp cho thị trường hàng năm khoảng 20.000 - 30.000 tấn trái.
Có thể bạn quan tâm

Trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác nhưng nhờ biết tận dụng tối đa diện tích đất bằng các biện pháp trồng xen, nuôi xen đã giúp cho nhiều hộ nông dân tăng nguồn thu nhập đáng kể. Nông dân sản xuất giỏi được nhiều người biết đến đó là ông Uông Thành Nam ở ấp Mỹ Đức, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam là một trong những hộ nông dân áp dụng thành công mô hình trồng xen cây ca cao trong vườn dừa kết hợp với trồng bưởi da xanh và nuôi ba ba lợi nhuận từ 4 công vườn đem lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Cây dưa hấu không ít lần khiến nhiều hộ dân ở Bình Định đổ nước mắt, thậm chí lâm cảnh tán gia bại sản vì thua lỗ. Sự phát triển ào ạt của dưa hấu không tuân thủ quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.

Nấm Phytopthora hại rễ là nguyên nhân chính gây nên bệnh “chết nhanh” trên tiêu ở Tây Nguyên.

Trong những năm gần đây phong trào chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh, đây là khâu đột phá kinh tế mũi nhọn của địa phương tập trung nhiều nhất ở các xã: Cẩm Sơn, Tân Trung, Thành Thới A, Thành Thới B, Minh Đức… với tổng đàn heo toàn huyện lên đến trên 343.000 con, trong đó có 35 trang trại đang hoạt động tốt và 32 trang trại heo đảm bảo số lượng đàn giống sinh sản từ 20-100 con và heo thịt từ 100-500 con đều đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh môi trường.

Từ năm 2005 đến nay, nghề chăn nuôi gà tây ở đây đã từng bước được phục hồi, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, một phần đã được xuất qua các quốc gia láng giềng: Lào, Campuchia