Thời Tiết Làm Khó Nhà Vườn Trồng Hoa

Tiết trời se lạnh khiến nụ hoa lan dendro và mokara chậm phát triển, thậm chí nhiều cây không ra nụ.
Theo nhiều chủ vườn tại TP.HCM, hiện giá lan mokara bán ra ở mức 110.000-180.000 đồng/cây tùy loại, lan dendro giá 30.000-50.000 đồng/chậu, dendro nắng 200.000-300.000 đồng/chậu, tăng hơn so với năm ngoái 20-30%.
Anh Huỳnh Văn Năm (CLB Hoa lan Bình Chánh, TP.HCM) cho biết hiện thương lái ở các tỉnh thành đã tìm đến nhà vườn đặt mua lan phục vụ tết nhưng không nhiều nhà vườn bán được số lượng lớn vì lan không đạt chuẩn.
Theo anh Năm, do tiết trời se lạnh khiến nụ hoa lan dendro và mokara chậm phát triển, thậm chí nhiều cây không ra nụ, vì thế năm nay số lượng lan dendro và mokara tại Bình Chánh bán ra thị trường tết có thể giảm 30-40% so với năm ngoái.
Anh Tô Cẩm Tùng (nhà vườn trồng lan ở Nhuận Đức, Củ Chi, TP.HCM) nhận định ở thời điểm tháng 9 và tháng 10, nếu nhà vườn nào kịp kích lan bằng chế độ bón phân, chăm sóc để cây dồn sức cho việc ra và nuôi nụ thì lượng lan nở đều, còn nếu để tự nhiên đều thất bại.
“Năm ngoái 1.000 cây mokara của tôi nở đều được 450 cây, năm nay khả năng chưa tới 250 cây. Từ lúc ra nụ tới lúc lan nở 45-50 ngày nên thời tiết là yếu tố quyết định. Nếu vẫn se lạnh như thế này, nhiều vùng trồng lan xứ nóng trọng điểm như TP.HCM, Tây Ninh, Bình Dương lượng lan tết sẽ thiếu hụt” - anh Tùng dự báo.
Không bị ảnh hưởng thời tiết nhiều như hoa lan nhưng do có thêm tháng nhuần, nhiều nhà vườn trồng các loại hoa nền như cúc, mào gà, dừa cạn... phục vụ tết tại TP.HCM cũng lo lắng vì nhiều loại hoa có nguy cơ mất “ăn tết” do nở sớm.
Thêm vào đó, tiền vật tư năm nay tăng cao nên nhiều nhà vườn dự kiến tăng giá bán sỉ 10-20% so với năm ngoái, ở mức 70.000-80.000 đồng/chậu cúc lớn, 60.000-70.000 đồng/chậu mồng gà, dừa cạn.
Các chủ vựa mai kiểng cũng đang “ngồi trên lửa” do thời tiết thất thường. Theo anh Trịnh Hoàn Quân (chủ vườn mai ghép tại Linh Đông, Thủ Đức), nhiều thương lái đã vào tận vườn nhưng rất ít người đặt mua do sợ hoa mai không đạt yêu cầu vì thời tiết lạnh hơn.
“Nếu trời tiếp tục se lạnh như thế này, các nhà vườn phải xuống lá sớm hơn năm ngoái, cách thời điểm tết 17-19 ngày để cây bung nụ sớm cho kịp tết, thay vì xuống lá trễ hơn khi thời tiết ấm áp vào những mùa trước” - anh Quân nói.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi người nuôi heo và gia cầm lại gặp khó khăn thì người nuôi bò ở Phú Yên thu lãi lớn vì giá thịt bò đang ở mức cao, thị trường tiêu thụ rộng. Những hộ nuôi bò ở các địa phương đang đầu tư phát triển đàn.

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 06/2013/NQ-HÐND ngày 26.7.2013 của HÐND tỉnh về chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (KCHKM), kênh mương nội đồng (KMNÐ) giai đoạn 2013-2015, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh ta từng bước được hoàn thiện, phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN) có hiệu quả hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu, tiến độ thực hiện KCHKM vẫn còn chậm do vốn đầu tư thấp.

Những năm qua, nông dân xã Yên Đồng (Yên Mô - Ninh Bình) đã chuyển đổi từ chân ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá nhằm khai thác diện tích mặt nước trên ruộng, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao thu nhập.

Với trang trại rộng hơn 4.000 m2, anh Huỳnh Chí Công (xã Phước Vĩnh An, Củ Chi, TP.HCM) đã thu hàng tỉ đồng từ nghề nuôi rắn, kỳ đà và rùa để xuất khẩu.

Hiện nay, ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế), có rất nhiều gia đình ở các xã kinh tế mới như Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú trồng sầu riêng, một loại cây có nguồn gốc từ Nam Bộ. Ước tính có đến gần 100 cây sầu riêng đang cho trái. Sầu riêng đang mang lại một nguồn thu không nhỏ cho các hộ gia đình.