Thới Bình (Cà Mau) Kiến Nghị Quy Hoạch Nuôi Tôm Công Nghiệp

Mặc dù không nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh Cà Mau, nhưng thời gian qua diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Thới Bình phát triển nhanh cả về quy mô và diện tích. Huyện Thới Bình đã trình UBND tỉnh đưa nuôi tôm công nghiệp vào quy hoạch để thuận lợi trong quản lý và phát triển.
Qua thống kê, chỉ riêng trong năm 2014, toàn huyện Thới Bình có hơn 50 ha ao nuôi tôm công nghiệp được người dân đào mới, tập trung nhiều ở các xã Thới Bình, Tân Lộc Ðông, Tân Lộc và Hồ Thị Kỷ; nâng tổng số hiện nay toàn huyện có hơn 200 ha, tăng gần 100 ha so với 2013. Đối tượng thả nuôi chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng.
Theo nhiều nông dân, do Thới Bình là vùng đất mới, chưa xảy ra dịch bệnh nên thời gian qua nuôi tôm công nghiệp khá thuận lợi, năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ha.
Lãnh đạo huyện Thới Bình đã đề xuất tỉnh cho chủ trương quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp khoảng 1.000 ha chủ yếu là tại các vùng trũng không thể sản xuất lúa – tôm kết hợp.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.

Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

Đến thời điểm này, những hộ nông dân trồng củ sắn (củ đậu) ở 4 ấp thuộc xã An Thạnh Đông (huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đạt lợi nhuận gần 50 triệu đồng/công sau khi trừ chi phí. Đây được xem là “mùa vàng” với người trồng củ sắn ở xã An Thạnh Đông khi giá bán đạt... “kỷ lục” 7.000 đồng/kg!