Thoát Nghèo Từ Phát Triển Kinh Tế Vườn - Rừng

Trong những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các ban ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên, nhiều hộ nông dân ở xã Thanh Chăn huyện Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung đầu tư phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, xóa được đói nghèo từng bước vươn lên làm giàu.
Điển hình là mô hình trang trại của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tại với diện tích vườn rừng ổn định trên 50 ha gồm sản xuất lúa, nuôi cá, trồng rừng, cây ăn quả và kết hợp chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt cho thu nhập đạt 145 triệu đồng/năm.
Sinh ra và lớn lên ở một xã miền núi, ông Nguyễn Văn Tại còn là một bệnh binh, gia đình nghèo không có vốn để đầu tư sản xuất, việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Ông Tại đã cùng gia đình mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế trang trại vườn rừng.
Ban đầu, áp dụng biện pháp lấy ngắn nuôi dài, từ không đến có, gia đình ông nhận khoanh nuôi bảo vệ 50 ha rừng, sản xuất lúa 1 vụ, nuôi cá thịt; đầu tư mua cá bột ương nuôi và dần dần chuyển sang thâm canh 2 vụ lúa, 1 vụ màu và trồng cây ăn quả.
Tham gia những lớp tập huấn của Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, ông Tại luôn mạnh dạn trao đổi những mặt đã làm được và chưa làm được với các học viên nhằm trau dồi kinh nghiệm. Với loại hình trang trại vừa và nhỏ, sau những năm tháng vất vả, tìm tòi sáng tạo phát triển kinh tế trang trại chuyển đổi từ chăn nuôi gia súc gia cầm sang trồng cây ăn quả và cây ngắn ngày, gia đình ông
Tại đã khai phá thêm 2 ha để trồng 500 cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, hồng không hạt... Hiện nay, với thu nhập trên 120 triệu đồng/năm từ chăn nuôi lợn, gà, vịt, ngan và từ các nguồn thu khác, ổng thu nhập ổn định của gia đình ông Tại đạt 145 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Tại cho biết, tuy phát triển sản xuất trang trại còn gặp nhiều khó khăn, nhưng gia đình ông sẽ cố gắng vượt qua với sự giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương. Để phòng chống cháy rừng, ông Tại đã trực tiếp chỉ đạo phát dọn đường biên cản lửa những chỗ xung yếu nhất; tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý thức bảo vệ rừng, không khai thác, chặt phá bừa bãi.
Thời gian tới, gia đình ông sẽ tập trung quy hoạch lại diện tích vườn, ao, chuồng, cây màu, cây ăn quả, thúc đẩy công lao động đúng quy trình kỹ thuật để đạt hiệu quả sản xuất cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng NN- PTNT huyện Đông Hải (Bạc Liêu), vào khoảng 11 giờ ngày 20-4, trong lúc đánh bắt tại vùng biển Bạc Liêu, gia đình ông Hồ Văn Điều (ngụ ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) đã bắt được con rùa biển nặng 62kg.

Từ năm 2013 đến nay, Điện lực Đông Hòa (thuộc Công ty Điện lực Phú Yên) đã có nhiều nỗ lực cấp điện cho người dân, đặc biệt là các hộ nuôi tôm khu vực hạ lưu sông Bàn Thạch. Có điện phục vụ sản xuất, người dân rất phấn khởi, hiệu quả kinh tế mang lại cũng rất khả quan.

Gần đây, nắng nóng kéo dài và ngày càng gay gắt cùng với sự xuất hiện của một vài cơn mưa trái mùa dẫn đến môi trường nước thay đổi đột ngột, làm thiệt hại hàng ngàn ha tôm nuôi ở hai huyện Thới Bình và U Minh (Cà Mau).

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thành phố Phan Thiết (Bình Thuận), từ ngày 6 – 10/4, Tổ kiểm tra liên ngành UBND thành phố đã phối hợp với các đơn vị chức năng như:Chi cục Thủy sản, Công an thành phố Phan Thiết, UBND các phường liên quantiến hành kiểm tra, xử lý nghề bẫy tôm hùm con trong thời gian cấm trên vùng biển Phan Thiết.

Để tiêu thụ được hết lượng hải sản đánh bắt được, ngư dân phải thông qua “nậu”. Nhiều doanh nghiệp thu mua hải sản để chế biến xuất khẩu cũng phải nhờ “nậu”. Vậy “nậu” là ai, tại sao họ lại có thể thao túng giá hải sản trên thị trường?