Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Đắng

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Đắng
Ngày đăng: 26/02/2014

Dù cuộc sống khó khăn, nhà cửa xiêu vẹo, con đông, nhưng bằng sự cần cù, siêng năng và nghị lực vượt khó vươn lên, gia đình ông Cao Văn Ái, ấp 3, xã Tân Thành không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn của để.

Cách đây 6 năm, gia đình ông Ái thuộc diện khó khăn. Không đầu hàng cái nghèo, vợ chồng ông suy nghĩ, tìm ra mô hình kinh tế với quyết tâm vươn lên. Sau nhiều đêm trăn trở, ông quyết định trồng thử nghiệm rau đắng.

Nghĩ là làm, ông Ái dỡ khoảng vài chục mét vuông đất đào thành hầm để trồng rau đắng.

Ông Cao Văn Ái bộc bạch, trồng rau đắng không khó, chúng cũng giống như rau ngổ, rau cần nước, nghĩa là môi trường sống phải có bùn và nước xem xép. Giống rau đắng rất dễ tìm mà lại dễ trồng.

Ông Ái cho biết thêm, lúc đầu ông xin được ít gốc rau đắng về trồng, chịu khó chăm sóc, rải phân chừng tuần lễ là rau đắng phát triển thêm. Ông bắt đầu bứng số rau đắng phát triển giặm đều ra hầm. Một thời gian sau, hầm rau đắng vài chục mét vuông đất của gia đình ông chen kín và lá rau xanh rì.

Theo kinh nghiệm trồng rau của lão nông này, rau đắng trồng hầm phải được cung cấp đủ nước, do đó, khi vào mùa hạn phải bơm nước để giữ ổn định mực nước khoảng 2 cm. Đặc biệt, chừng 7 ngày phải bón phân cho rau. Có như vậy, rau đắng mới xanh, non, lá lớn, cọng cứng.

Cứ mỗi lần rải phân hoặc xịt thuốc diệt sâu thì ông đợi 10 ngày sau mới dám cắt. Ông hoàn toàn không ngâm rau đắng trong phân urê để kích thích rau xanh non như một số người trồng rau khác. Nhờ vậy, rau đắng nhà ông Ái rất được lòng bạn hàng.

Hiện tại, ông Ái đã phát triển lên 3 hầm rau đắng, tương đương 1,5 công đất. Ông Ái tính toán, nếu cắt hết một lượt ước cũng 1.500 kg rau. Giá rau đắng cân cho bạn hàng chợ phường 7 từ 5.000-6.000 đồng/kg.

Ngoài diện tích 1,5 công đất dành riêng trồng rau đắng, 4,5 công đất còn lại ông Ái dùng trồng đậu cô ve, đu đủ, cải bẹ xanh, rau muống, dưa hấu… Do đó, quanh năm gia đình ông đều có nguồn rau ổn định bán ra thị trường.

Không chỉ cần cù vượt khó vươn lên, lão nông Cao Văn Ái còn nhiệt tình đóng góp các nguồn quỹ an sinh xã hội của địa phương, nuôi dạy con cái thảo hiền. Bản thân ông luôn sống hoà nhã với xóm làng và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế của gia đình cho bà con chòm xóm.


Có thể bạn quan tâm

Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017 Phấn đấu tỷ lệ bò lai Brahman đỏ trên 70% vào năm 2017

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

01/07/2015
WB rót thêm 45 triệu USD cho ngành chăn nuôi, thực phẩm tại Việt Nam WB rót thêm 45 triệu USD cho ngành chăn nuôi, thực phẩm tại Việt Nam

45 triệu USD này sẽ được tài trợ cho các dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.

01/07/2015
Ông Châu Quầy điển hình nông dân sản xuất giỏi Ông Châu Quầy điển hình nông dân sản xuất giỏi

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

01/07/2015
Ngành chăn nuôi với hương vị gió mùa Ngành chăn nuôi với hương vị gió mùa

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.

01/07/2015
Chăn nuôi ổn định nhờ kiểm soát dịch bệnh Chăn nuôi ổn định nhờ kiểm soát dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.

01/07/2015