Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Dưa Leo

Thoát Nghèo Nhờ Trồng Dưa Leo
Ngày đăng: 17/04/2014

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Dưa leo là giống cây dễ trồng, năng suất cao và việc tiêu thụ khá thuận lợi. Được trồng chuyên canh 3 - 4 vụ/năm, với 3 công trồng dưa leo, vụ nào gia đình anh Đông cũng có lợi nhuận từ 20 - 30 triệu đồng. Theo anh, yếu tố trồng dưa leo thành công là phải nắm vững kỹ thuật, bón phân cân đối, hợp lý, phòng trừ sâu bệnh tốt và gieo trồng ở mật độ thích hợp.

Sau mỗi vụ thu hoạch, công việc làm đất là rất quan trọng, phải dọn sạch cỏ dại, cây trồng tàn dư, gom hết thân lá phơi đốt phòng trừ dịch bệnh về sau. Thời gian cải tạo đất từ 1 - 2 tháng để đất lấy độ phì và phải bón phân chuồng, phân khoáng trước khi gieo trồng vài ngày.

Ruộng dưa leo của anh, mỗi luống rộng từ 1-1,2 m, cao 30 cm, rãnh rộng từ 25-30 cm. Anh cho biết thêm, đặc tính của dưa leo là chịu ánh sáng, do đó hạt phải gieo thành 2 hàng trên luống, gốc nọ cách gốc kia 40 cm.

Các gốc trên 2 hàng phải bố trí (gieo trồng) so le nhau để chúng tận dụng được ánh sáng mặt trời, quan trọng là phải trải nilon phủ kín, chỉ khoét lỗ tròn (đường kính từ 4 -5 cm) đủ để cây phát triển, mục dích là để giữ được độ ẩm tốt cho đất và không cho cỏ mọc.

Đến khi cây có khoảng 3 - 4 lá thì làm giàn cho dây leo. Để dưa leo sinh trưởng và phát triển mạnh, phải tưới nước thường xuyên, bón phân đầy đủ cho cây theo từng đợt, bón vôi trước rồi đến các loại phân hóa học… Cũng như các loại cây trồng khác, dưa leo cũng bị các dịch bệnh như bọ trĩ, rệp dưa, sâu vẽ bùa, thối rễ, vàng lá… do đó phải phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 1.

Dưa leo phát triển khoảng 38 - 40 ngày thì thu hoạch. Anh Đông chia sẻ kinh nghiệm: Phải thu hoạch đúng thời điểm, đừng để trái già quá chất lượng giảm, thương lái không mua, nếu trái non quá thì giảm năng suất. Bình quân 3.000 m2 trồng dưa leo của anh Đông, mỗi ngày thu hoạch được 100 kg dưa leo, thương lái đến tận nhà thu mua với giá từ 6.000 - 8.000 đồng/kg.

Theo anh, trừ chi phí, mỗi vụ gia đình anh thu lãi từ 20 - 30 triệu đồng. Còn nếu tính chung hằng năm anh thu lãi từ 80 - 120 triệu đồng. Nhờ đó mà gia đình anh Đông không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, có điều kiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tương trợ nhau trong sản xuất và đời sống.

Ông Cao Tấn Ngoãn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Lợi A cho biết, trước đây gia đình anh Đông thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống khó khăn. Nhưng nhờ trồng dưa leo mà gia đình anh đã thoát nghèo. Anh không những chịu khó làm ăn, vươn lên thoát nghèo mà còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt với người khác để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.


Có thể bạn quan tâm

Kiếm Tiền Triệu Nhờ Tôm Gỗ, Bông Gòn Kiếm Tiền Triệu Nhờ Tôm Gỗ, Bông Gòn

Giữa sóng nước bao la, những ngư dân lão luyện của làng chài Châu Thuận Biển, Bình Châu (Bình Sơn - Quảng Ngãi) chỉ cần dăm con tôm gỗ, vài bao nilon đựng bông gòn… là đánh bắt được những con mực lá, mực nang trắng phau, nặng trịch. Kỹ thuật dùng mồi giả để “dụ” cá, mực... là sự đúc kết kinh nghiệm đi biển từ bao đời của ngư dân làng chài trù phú nhất nhì tỉnh.

26/12/2014
Khai Thác Cá Đồng Mùa Lũ Rút Dư Thừa Nguồn Nguyên Liệu Để Làm Mắm Cá Chốt! Khai Thác Cá Đồng Mùa Lũ Rút Dư Thừa Nguồn Nguyên Liệu Để Làm Mắm Cá Chốt!

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vựa cá ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc cho biết: Giá cá chốt từ đầu vụ bán cho người làm mắm được 10.000 đồng/kg. Nhưng do nguồn nguyên liệu ứ thừa, nên từ hai tháng nay, không còn người mua để chế biến các loại mắm, đành phải hạ giá xuống còn 7.000 đồng/kg bán làm thức ăn gia súc!

26/12/2014
Ninh Thuận Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2015 Ninh Thuận Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2015

Trong năm 2015, Chi cục Nuôi trồng thủy sản khuyến cáo bà con ổn định diện tích, thả giống đúng lịch thời vụ. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, thành lập các Tổ hợp tác nuôi tôm quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất; tăng cường công tác quản lý chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, đảm bảo lợi ích cho các hộ nuôi…

26/12/2014
Thanh Tân (Thái Bình) Ðẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAP Thanh Tân (Thái Bình) Ðẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Quy Trình VietGAP

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Mạnh Hà, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: Ðể tạo điều kiện cho người dân phát triển chăn nuôi theo hướng VietGAP xã hỗ trợ 100% vỏ hầm biogas, thành lập câu lạc bộ chăn nuôi cho người dân tham gia học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

26/12/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Hợp Tác Xã Chăn Nuôi Gà Đồi Hiệu Quả Từ Mô Hình Hợp Tác Xã Chăn Nuôi Gà Đồi

Ông Thành cho biết: Con giống tự tìm nên không chuẩn, do nhiều giống gà khác nhau, nên khó khăn cho việc chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc tìm nguồn thức ăn chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá thành khi mua lẻ các loại thức ăn gia cầm từ các cửa hàng cao, trừ chi phí, lãi thu về không nhiều.

26/12/2014