Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Thỏ

Ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) ai cũng biết nông dân Nguyễn Hồng Phúc và vợ là bà Trần Thị Lý Mai đã vươn lên từ nghèo khó, có thu nhập ổn định từ nghề nuôi thỏ và nuôi chim bồ câu.
Ông Phúc cho biết: “Những năm tháng còn trai trẻ tui theo nghề xây dựng đi đây đi đó nhiều, nhưng cũng chỉ đắp đổi cuộc sống cho bản thân. Cách đây 6 năm, vợ tui thấy một người bạn nuôi thỏ thành công nên học tập làm theo. Thế là tui không theo nghề xây dựng nữa, về nhà cùng vợ quyết chí nuôi thỏ”.
Sẵn đất vườn rộng, ông làm chuồng nuôi thỏ và tận dụng chuồng nuôi bò cũ rộng 32 m2 nuôi nhốt 70 cặp bồ câu. Ban đầu ông mua thỏ giống ở Gia Lai về nuôi và làm chuồng theo kiểu tự phát, vừa tốn vật liệu mà việc chăm sóc thỏ lại khó khăn, ít hiệu quả. Nhờ được Hội Nông dân và ngành chức năng chuyển giao kỹ thuật nuôi thỏ, rồi ông tham khảo thêm sách, báo, làm chuồng và chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là cỏ và rau lang, rau muống trồng trên 500 m2 đất ruộng và vườn nhà. Nhờ chăm sóc tốt, đàn thỏ luôn khỏe mạnh, chóng lớn.
Ông Phúc cho biết thêm: Chăn nuôi thỏ có ưu điểm là chuồng trại đầu tư đơn giản, quy trình kỹ thuật chăn nuôi dễ dàng, mỗi cặp thỏ giống có thể đẻ từ 6 - 7 lứa/năm, mỗi lứa 6 - 7 con, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Thỏ thường bị bệnh xuất huyết đường ruột nên cần thực hiện tốt khâu tiêm phòng; ngoài ra 1 tuần phun thuốc khử trùng chuồng trại 1 lần, và vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Tui vừa mới xuất 2 tạ thịt thỏ (khoảng 100 con, bình quân 2 kg/con) với giá 80.000 đồng/kg.
Hiện ông Phúc đang nuôi giống thỏ NewZealand và giống thỏ California (Mỹ) do Trạm Thực nghiệm gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ chuyển giao. Đàn thỏ của gia đình ông gần 350 con, trong đó có 55 con nái đẻ và 6 con đực giống. Bình quân tháng nào ông cũng xuất 2 tạ thịt thỏ cho khách hàng, thu về 16 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 50%. Không chỉ thu nhập từ thỏ, mỗi tháng từ bán bồ câu giống ông còn thu nhập thêm 2 triệu đồng. Ông Phúc đang liên hệ với địa phương xin thuê thêm đất để mở rộng cơ sở nuôi thỏ lên thành trang trại trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, Tân Phước thuộc vùng Đồng Tháp Mười là vùng khóm chuyên canh của tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 15.000 ha, sản lượng trên 200.000 tấn trái/năm. Cây khóm đã nhiều năm bén rễ trên vùng đất nhiễm phèn, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và chế biến XK.

Là người đã gắn bó gần 40 năm với cánh đồng Mường Thanh, nên ông Nguyễn Xuân Biền, Giám đốc Công ty TNHH giống nông nghiệp Trường Hương, đội 5 xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) hiểu rõ đặc tính của từng giống lúa.

Nhằm đẩy mạnh việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu thu hoạch, những năm qua tỉnh ta đã ban hành chính sách hỗ trợ 20% giá trị mua máy gặt đập liên hợp cho các tập thể, cá nhân. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.987 máy gặt, trong đó có 501 máy gặt đập liên hợp.

Mô hình có diện tích 1.000 m2, được thực hiện trên phần đất rừng vừa khai thác cây, xung quanh có đào kinh nhỏ bao khuôn. Hiện nay cá bổi con được hơn 45 ngày tuổi, phát triển tốt. Theo quan sát của chúng tôi, khi ăn cá nổi dày đặc trên mặt nước.

“Con gì tám cẳng hai càng; không đi mà lại bò ngang cả ngày” - câu đố dân gian về con cua nay bỗng dưng trở thành thời sự tại xứ sở Cà Mau - nơi con cua biển đang “mang họa” vì cái tên “Trung Quốc”. Cách đây hơn một năm, con cua biển Năm Căn (Cà Mau) bầm giập vì thương lái thu mua quên trả tiền, nay người nuôi cua biển mang nỗi hàm oan “cua Trung Quốc” khiến con cua có nguy cơ “gãy càng” trước khi được công nhận thương hiệu quốc gia.