Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Thỏ

Ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (thị xã An Nhơn, Bình Định) ai cũng biết nông dân Nguyễn Hồng Phúc và vợ là bà Trần Thị Lý Mai đã vươn lên từ nghèo khó, có thu nhập ổn định từ nghề nuôi thỏ và nuôi chim bồ câu.
Ông Phúc cho biết: “Những năm tháng còn trai trẻ tui theo nghề xây dựng đi đây đi đó nhiều, nhưng cũng chỉ đắp đổi cuộc sống cho bản thân. Cách đây 6 năm, vợ tui thấy một người bạn nuôi thỏ thành công nên học tập làm theo. Thế là tui không theo nghề xây dựng nữa, về nhà cùng vợ quyết chí nuôi thỏ”.
Sẵn đất vườn rộng, ông làm chuồng nuôi thỏ và tận dụng chuồng nuôi bò cũ rộng 32 m2 nuôi nhốt 70 cặp bồ câu. Ban đầu ông mua thỏ giống ở Gia Lai về nuôi và làm chuồng theo kiểu tự phát, vừa tốn vật liệu mà việc chăm sóc thỏ lại khó khăn, ít hiệu quả. Nhờ được Hội Nông dân và ngành chức năng chuyển giao kỹ thuật nuôi thỏ, rồi ông tham khảo thêm sách, báo, làm chuồng và chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là cỏ và rau lang, rau muống trồng trên 500 m2 đất ruộng và vườn nhà. Nhờ chăm sóc tốt, đàn thỏ luôn khỏe mạnh, chóng lớn.
Ông Phúc cho biết thêm: Chăn nuôi thỏ có ưu điểm là chuồng trại đầu tư đơn giản, quy trình kỹ thuật chăn nuôi dễ dàng, mỗi cặp thỏ giống có thể đẻ từ 6 - 7 lứa/năm, mỗi lứa 6 - 7 con, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi. Thỏ thường bị bệnh xuất huyết đường ruột nên cần thực hiện tốt khâu tiêm phòng; ngoài ra 1 tuần phun thuốc khử trùng chuồng trại 1 lần, và vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Tui vừa mới xuất 2 tạ thịt thỏ (khoảng 100 con, bình quân 2 kg/con) với giá 80.000 đồng/kg.
Hiện ông Phúc đang nuôi giống thỏ NewZealand và giống thỏ California (Mỹ) do Trạm Thực nghiệm gia súc lớn và đồng cỏ Long Mỹ chuyển giao. Đàn thỏ của gia đình ông gần 350 con, trong đó có 55 con nái đẻ và 6 con đực giống. Bình quân tháng nào ông cũng xuất 2 tạ thịt thỏ cho khách hàng, thu về 16 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 50%. Không chỉ thu nhập từ thỏ, mỗi tháng từ bán bồ câu giống ông còn thu nhập thêm 2 triệu đồng. Ông Phúc đang liên hệ với địa phương xin thuê thêm đất để mở rộng cơ sở nuôi thỏ lên thành trang trại trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013 khép lại, đánh dấu sự thành công của nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, nay lại được mùa đã góp phần đem lại “sinh khí” mới cho loại hình nuôi trồng thủy sản này.

Cũng theo GS-TS Võ Tòng Xuân - cố vấn mô hình sản xuất lúa sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Thanh Liêm (Đồng Tháp) thì hiện nay, sản phẩm Việt Nam xuất sang thị trường các nước được kiểm định rất nghiêm ngặt, nhất là thị trường Nhật Bản. Hiện nước này có đến 600 mẫu kiểm định, nếu kiểm định sản phẩm có chứa những chất này họ sẽ không nhập khẩu.

Sau gần 15 ngày tập trung chống dịch, đến nay 184/189 con gia súc bị bệnh lở mồm long móng tại 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành (Thanh Hóa) đã được điều trị khỏi.

Hươu, nai là động vật hoang dã nên có sức đề kháng cao, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc lại mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc bán nhung, kèm theo bán con giống.

Vụ lúa thu đông năm 2013, các mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trúng đậm. Năng suất lúa bình quân từ 6,5 - 7 tấn/ha, cá biệt có một số nơi lên đến 7,5 tấn/ha, tăng từ 0,5 - 1 tấn/ha so với các ruộng lúa không áp dụng mô hình CĐML.