Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.
Qua câu chuyện được biết: Anh Hải sinh ra ở làng quê nghèo thuộc tỉnh Thái Bình, nhà có đông anh em nên gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, anh Đào Xuân Hải lên huyện Điện Biên lập nghiệp. Mặc dù, trải qua nhiều nghề để kiếm sống, nhưng cái đói, cái nghèo chẳng chịu buông tha.
Năm 2009, được bạn bè giới thiệu, tham quan một số mô hình nuôi ong và cho vay vốn 20 triệu đồng, anh đầu tư 20 thùng nuôi ong. Ban đầu, cũng rất khó vì thiếu kinh nghiệm chăm sóc, thiếu thuốc điều trị khi ong bị bệnh nên chết hàng loạt.
Theo anh Hải, ong hay chết vào mùa đông, bay và chia đàn vào mùa hè nên rất khó kiểm soát được số lượng đàn. Khó khăn không nản, ngoài học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè và tham gia các lớp tập huấn nuôi ong do Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện tổ chức, anh Hải mày mò rút ra được kinh nghiệm cho mình.
Sau một thời gian áp dụng vốn kiến thức đã học vào thực tế, anh nhận biết được thời điểm nào ong chuẩn bị chia đàn, kịp thời xử lý những tổ ong bay… Đến nay, gia đình anh Hải có 60 thùng ong, mỗi năm cho thu hoạch 2 lần vào tháng 3 và tháng 12; trừ chi phí ban đầu, gia đình anh thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Anh Hải cho biết thêm, trong thời gian tới anh sẽ mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm từ 140 - 150 thùng ong.
Ngoài nuôi ong lấy mật, gia đình anh Hải còn trồng gần 1ha sắn, đào ao thả cá tăng thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/năm. Với tổng thu nhập gần 80 triệu đồng/năm, gia đình anh Hải đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng khang trang, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Không những là điển hình về phát triển kinh tế, anh Hải còn là người rất nhiệt tình khi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm nuôi ong cho các hội viên khác trong xã. Nhiều gia đình trong xã sau khi được anh giúp đỡ đã từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc song.
Có thể bạn quan tâm

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.

Mặc dù thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng 6 tháng qua, UBND huyện Vân Canh đã bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Nhờ vậy, kết quả phát triển kinh tế của huyện tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của UBND huyện Yên Thế, tổng đàn gà trên địa bàn hiện đạt 3,9 triệu con với khoảng 12 nghìn hộ chăn nuôi. 11 tháng qua, Yên Thế đã cung cấp hơn 7,6 triệu con gà (tương đương 13 nghìn tấn thịt) ra thị trường Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định...

Theo nhiều thương lái thu mua cam nơi đây nhận định, năm nay cam được giá là do tình trạng bùng phát bệnh vàng lá, thối rễ ở rất nhiều nơi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cam. Thêm vào đó, nhu cầu dùng cam nhiều nên cam liên tục được giá.