Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ong
Ngày đăng: 26/05/2014

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Qua câu chuyện được biết: Anh Hải sinh ra ở làng quê nghèo thuộc tỉnh Thái Bình, nhà có đông anh em nên gặp nhiều khó khăn. Năm 1986, anh Đào Xuân Hải lên huyện Điện Biên lập nghiệp. Mặc dù, trải qua nhiều nghề để kiếm sống, nhưng cái đói, cái nghèo chẳng chịu buông tha.

Năm 2009, được bạn bè giới thiệu, tham quan một số mô hình nuôi ong và cho vay vốn 20 triệu đồng, anh đầu tư 20 thùng nuôi ong. Ban đầu, cũng rất khó vì thiếu kinh nghiệm chăm sóc, thiếu thuốc điều trị khi ong bị bệnh nên chết hàng loạt.

Theo anh Hải, ong hay chết vào mùa đông, bay và chia đàn vào mùa hè nên rất khó kiểm soát được số lượng đàn. Khó khăn không nản, ngoài học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè và tham gia các lớp tập huấn nuôi ong do Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện tổ chức, anh Hải mày mò rút ra được kinh nghiệm cho mình.

Sau một thời gian áp dụng vốn kiến thức đã học vào thực tế, anh nhận biết được thời điểm nào ong chuẩn bị chia đàn, kịp thời xử lý những tổ ong bay… Đến nay, gia đình anh Hải có 60 thùng ong, mỗi năm cho thu hoạch 2 lần vào tháng 3 và tháng 12; trừ chi phí ban đầu, gia đình anh thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Anh Hải cho biết thêm, trong thời gian tới anh sẽ mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm từ 140 - 150 thùng ong.

Ngoài nuôi ong lấy mật, gia đình anh Hải còn trồng gần 1ha sắn, đào ao thả cá tăng thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng/năm. Với tổng thu nhập gần 80 triệu đồng/năm, gia đình anh Hải đã xây dựng được ngôi nhà 2 tầng khang trang, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Không những là điển hình về phát triển kinh tế, anh Hải còn là người rất nhiệt tình khi sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm nuôi ong cho các hội viên khác trong xã. Nhiều gia đình trong xã sau khi được anh giúp đỡ đã từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc song.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Canh Trong Vườn Dừa Mô Hình Trồng Ca Cao Xen Canh Trong Vườn Dừa

Trước thông tin gần đây nông dân ở một số tỉnh ồ ạt đốn ca cao để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, ông Trần Văn Nhịn, Trưởng Ban Quản trị Hợp tác xã (HTX) Ca cao Chợ Gạo (Tiền Giang) khẳng định: “Không có cây gì trồng xen vườn dừa hiệu quả hơn cây ca cao”.

03/08/2013
Trà Vinh Xây Dựng Tiêu Chuẩn VietGAP Cho Quýt Đường Và Măng Cụt Trà Vinh Xây Dựng Tiêu Chuẩn VietGAP Cho Quýt Đường Và Măng Cụt

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định hỗ trợ gần 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2013 giúp nông dân xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm quýt đường Thuận Phú (xã Bình Phú, huyện Càng Long) và sản phẩm măng cụt Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè).

03/08/2013
Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình Hiệu Quả Từ Lồng Ghép Nhiều Chương Trình

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.

03/08/2013
Tổ Hợp Tác Của Những Người Nuôi Tôm Tổ Hợp Tác Của Những Người Nuôi Tôm

Nhằm giúp hội viên nâng cao thu nhập, Hội ND xã Đa phước, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh đã vận động các hộ nuôi tôm thành lập tổ hợp tác (THT) nuôi tôm nước ngọt.

03/08/2013
Tăng Cường Công Tác Quản Lý Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Tăng Cường Công Tác Quản Lý Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Nhằm tăng cường công tác quản lý đàn cá tra bố mẹ có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng trưởng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu đến năm 2015 có đủ giống cá tra chất lượng cao, sạch bệnh, thay thế toàn bộ giống cá tra hiện nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững đối tượng cá tra, ngày 22/7/2013, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1673/QĐ-BNN-Tổng cục Thủy sản , ban hành Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống.

03/08/2013