Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn

Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.
Chị Luyến cho biết: Trước đây, gia đình tôi ở thị xã Mường Lay, thu nhập chủ yếu dựa vào 2.000m2 nương chỉ trồng được 1 vụ lúa. Do sản xuất trên nương, năng suất thấp, thu hoạch chưa đến 4 tạ thóc, gia đình để lại một ít để sử dụng dần, số còn lại bán lấy tiền trang trải cuộc sống, vì vậy mọi chi phí sinh hoạt phải tằn tiện từng đồng.
Năm 1997, gia đình tôi chuyển về thị trấn Mường Chà. Không cam chịu đói nghèo, với số vốn ít ỏi giành dụm được, tôi đầu tư vào nuôi lợn. “Vạn sự khởi đầu nan”, khi mới bắt đầu chăn nuôi do tôi chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lợn thường mắc dịch tả; có lứa nuôi 14 con thì chết tới 12 con.
Nhiều lúc nản lòng, nhưng cứ nghĩ đến cuộc sống nghèo khó “ăn bữa nay lo bữa mai”, vợ chồng tôi lại quyết tâm làm lại từ đầu. Nghĩ là làm, chị Luyến tiếp tục vay vốn, xây dựng chuồng trại kiên cố, chịu khó học hỏi kinh nghiệm qua sách báo, tivi, tham quan các hộ nuôi lợn hiệu quả trên địa bàn.
Ban đầu, vốn ít chị Luyến chăn nuôi với quy mô nhỏ 5 con/lứa. Nhờ thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng định kỳ, đàn lợn không mắc bệnh, lớn nhanh. Từ số tiền lãi bán lợn tích lũy dần, chị phát triển quy mô chăn nuôi, đến nay gia đình chị nuôi gần 40 con lợn thịt, mỗi năm cho xuất chuồng 2 lứa, mỗi lứa từ 1 - 1,2 tấn lợn thịt.
Cuối năm 2013, chị đầu tư xây hầm chứa biogas để xử lý toàn bộ chất thải từ lợn vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại tiết kiệm chi phí mua củi. Ngoài chăn nuôi lợn, chị Luyến còn nấu rượu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bà con trong phố, nhằm tăng nguồn thu nhập.
Bỗng rượu được tận dụng làm thức ăn cho lợn. Mỗi năm, trừ chi phí gia đình chị thu lãi gần 60 triệu đồng, nhờ vậy cuộc sống ngày càng khấm khá. Ngôi nhà nhỏ trước đây giờ đã được thay bằng ngôi nhà sàn khang trang, rộng rãi; nhiều tiện nghi mới được sắm sửa, hai con của chị có điều kiện ăn học đàng hoàng.
Là người phụ nữ năng động, tháo vát, không chỉ vươn lên làm giàu cho gia đình, chị Poòng Thị Luyến còn là hội viên tiêu biểu của Hội Nông dân huyện Mường Chà, thường xuyên giúp các hội viên xóa đói giảm nghèo. Năm 2011, chị Luyến được Hội Nông dân Việt Nam tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng vừa kết thúc gần 2 tháng kiểm tra 12 cơ sở sản xuất cây giống phục vụ cho chương trình tái canh cà phê ở Lâm Đồng. Theo đó, Chi cục đã kiểm tra hơn 1,5 triệu cây giống cà phê đều không phát hiện sâu hại; chỉ xuất hiện các loại bệnh thán thư, đốm mắt cua ở mức độ nhẹ. Đồng thời, Chi cục đã tiến hành lấy 21 mẫu rễ và 21 mẫu đất để phân tích.

Đến nay, toàn tỉnh Lào Cai có khoảng 9.000 ha quế, trong đó diện tích quế cho thu hoạch hằng năm khai thác (tỉa thưa) khoảng gần 5.000 ha. Diện tích đang trong giai đoạn chăm sóc, trồng mới khoảng 4.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Bắc Hà (2.200 ha), Bảo Thắng (1.600 ha), Bảo Yên khoảng (3.700 ha) và Văn Bàn khoảng (1.500 ha)...

Giá đường tại Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới. Thế nhưng người trồng mía gặp chồng chất khó khăn, thua lỗ, diện tích trồng mía teo tóp dần. Theo cam kết hội nhập, thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam bằng 0% vào năm 2018, ngành mía đường Việt Nam trước áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà là rất lớn!

Trong khi các loại cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, điều… đều cho thu nhập bấp bênh thì cây hồ tiêu vốn được mệnh danh là “cây tỷ phú” lại càng có cơ hội để nổi lên và hấp dẫn nhà nông hơn bao giờ hết. Nhà nhà đua nhau trồng tiêu khiến cho thị trường cây hồ tiêu giống trở nên phức tạp.

Sau vụ hành tím rớt giá, khó tiêu thụ, nay nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã giảm bớt diện tích trồng hành, chuyển sang các cây trồng khác cho thu nhập ổn định hơn.