Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu

Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...
Tận dụng mọi lợi thế của địa phương, với chất đất pha cát, vàn cao phù hợp với sự phát triển của cây dưa hấu, hiện nay xã Đồng Việt có hàng trăm mô hình trồng cây rau màu cho thu nhập cao. Với tổng diện tích sản xuất cây nông nghiệp của xã là hơn 500 ha, trong đó một năm trồng 60 ha cây dưa hấu.
Thông thường các hộ dân chỉ làm nhỏ đất, thuận nước tưới, khâu phòng trừ bệnh đảm bảo thì sẽ giúp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dưa. Mỗi năm trên một chân ruộng người dân xã Đồng Việt trồng được từ 3 – 4 vụ. Cứ một sào dân sẽ thu hoạch được trung bình 1,3 tấn, bán với giá trung bình 5.000 đồng/kg. Thời gian đỉnh điểm lên đến 8.000 đồng/kg. Như vậy, một năm toàn xã trồng được 60 ha, sẽ thu được sản lượng từ 7.000- 8.000 tấn, đem về khoảng 35 tỷ đồng cho bà con.
Góp phần nâng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn xã. Ông Vũ Văn Kính-chủ tịch UBND xã Đồng Việt cho biết: “Do cây lúa năng suất thấp, không ăn chắc nền nhiều bà con đã chuyển sang nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là cây dưa hấu. Định hướng phát triển cây hàng hóa ở xã Đồng Việt trong thời gian tới sẽ tiếp tục khuyến khích bà con tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả vào sản xuất để nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân”.
Bằng cách làm này, hiện nay xã Đồng Việt có hàng trăm hộ trồng thâm canh tăng vụ, có thu nhập cao từ vài chục triệu đồng đền hàng trăm triệu đồng. Điển hình là anh Trần Văn Khu, ở thôn Nam, từ một hộ khó khăn trong làng. Là người năng động, chịu khó tìm tòi cái mới, cộng sự ham học hỏi, anh Khu đã sang huyện Lục Nam và tỉnh Hải Dương để học hỏi cách trồng cây màu có giá trị kinh tế.
Nhận thấy cây dưa hấu ở nơi đó cho hiệu quả nên anh quyết định mua giống về trồng thử. Năm 2004, anh Khu bắt đầu đưa vào trồng và mạnh dạn với 6 sào, chỉ cấy 2 sào lúa, 2 tháng sau cho thu hoạch 1.800- 2.000 đồng/kg và anh thực sự đã tin tưởng vào hiệu quả của cây dưa hấu. Một vài năm trở lại đây gia đình anh Khu luôn duy trì trồng 3 vụ, với diện tích đấu thầu thêm 4 sào ruộng của hợp tác xã để trồng 1,2 mẫu dưa.
Trừ chi phí một sào ruộng hết 1 triệu đồng. Anh Trần Văn Khu, thôn Nam, Đồng Việt tâm sự: “Cánh đồng của thôn trước kia rất khô cằn, không nước tưới. Từ ngày đưa cây dưa hấu về chúng tôi cải tạo đất và thấy hiệu quả kinh tế rất cao, thu nhập gấp 4 -5 lần cấy lúa”.
Đến nay, gia đình anh Khu cho thu trên 100 triệu đồng/năm từ cây dưa hấu. Ngoài trồng 3 vụ dưa anh chi còn trồng thêm 1 vụ rau màu khác để tăng chất tơi xốp, tạo đất mới cho mùa vụ trồng dưa hấu tiếp theo. Cũng như gia đình anh Khu, gia đình ông Trần Văn Thanh cũng là một trong những hộ đi đầu đưa cây dưa hấu vào trồng. Với 9 sào ruộng canh tác của gia đình, ông trồng 3 sào dưa hấu. Mỗi năm trồng 4 vụ, cho thu hoạch 60 triệu đồng.
Từ thực tế trên, nhờ làm tốt công tác tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật trong công tác khuyến nông để khuyến khích người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả vào sản xuất. Qua đây góp phần thực hiện tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo tại xã Đồng Việt nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Chính vì vậy, từ kinh tế tự phát với vài hộ dân đến 2/3 hộ dân trong xã đã giúp Đồng Việt giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27% năm 2005 đến năm 2010 còn dưới 10%.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 12 năm gắn bó với nghề nuôi heo nhân giống, bà Võ Thị Nành, khóm 7, thị trấn Thới Bình gặp không ít thất bại, nhưng nhờ kiên trì, đến nay, nghề này đã mang lại thu nhập khá cho gia đình.

Ông Đặng Chiến Thuật sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Nam Định. Ông nhập ngũ năm 1975, đơn vị Cục Hậu cần Quân khu 7, đến năm 1977 tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Ông xuất ngũ năm 1981 với thương tật một bên chân (thương binh 4/4).

Với việc mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở xã Đắk N’Drót (Đắk Mil) đã nỗ lực vươn lên làm giàu và có cuộc sống ổn định.

Với tâm huyết và nỗ lực để đưa sản phẩm rau đảm bảo an toàn đến bàn ăn của người dân tại địa phương, năm 2011, xã Tâm Thắng đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Chư Jút chọn 10 hộ dân chuyên sản xuất rau xanh tại thôn 4 để triển khai mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Trong những ngày này, về xã Nam Đà, ở các thôn, xóm, sân nhà nào cũng ngập một mùa vàng của lúa. Còn ngoài cánh đồng, không khí ngày mùa càng rộn rã hơn bởi tiếng máy nổ, tiếng guồng quay của máy gặt lúa.