Bạc Liêu: Sử Dụng Thảo Dược, Tôm Chết Hàng Loạt

Mấy ngày qua, hàng chục hộ nuôi tôm ở các huyện Hòa Bình, Đông Hải và TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) sử dụng thảo dược để diệt giáp xác, cá tạp trong ao thì phát hiện tôm đột ngột chết hàng loạt chỉ sau 1-2 ngày thả nuôi.
Anh Nguyễn Trường Hận, nông dân nuôi tôm ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải, cho biết, để cải tạo vụ nuôi tôm mới anh ra đại lý mua thuốc về để diệt giáp xác trong ao. Đại lý giới thiệu mua loại thảo dược Uv-One của Cty Uv-Việt Nam, đây là loại thuốc mới được đưa ra thị trường. Anh nghĩ thảo dược tốt cho tôm, được ngành nông nghiệp khuyến cáo nên dùng nên mua về xử lý. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì 1 lít thảo dược dùng cho 1.000m³ nước. Sau 15 - 20 ngày người sử dụng được phép thả tôm giống để nuôi. Anh Hận đã thực hiện đúng theo khuyến cáo, sau 25 ngày mới mua tôm giống thả vào ao nuôi, tuy nhiên chỉ 1-2 ngày thả nuôi thì phát hiện tôm chết sạch không còn một con sống sót.
Tương tự, ông Võ Hồng Ngoãn, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu được Cty TNHH VIBO, địa chỉ 70/1 đường 11 - P. Bình Trưng Tây, Q.2, TP.HCM hướng dẫn sử dụng thảo dược EVIRO để diệt giáp xác. Ông Ngoãn chỉ sử dụng 1 ao nuôi tôm, sau hơn 25 ngày sử dụng thuốc để diệt giáp xác, ông Ngoãn mới mua tôm giống về thả nuôi nhưng mới thả được một ngày thì tôm chết hết. Do tôm nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất, người dân bức xúc gửi đơn cầu cứu đến các ngành chức năng.
Ngày 23/4, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết đã chỉ đạo thành lập đoàn trực tiếp xuống lấy mẫu đưa đi phân tích tìm nguyên nhân tôm chết và khuyến cáo người nuôi tôm không sử dụng loại thảo dược trên để diệt giáp xác nữa. Cùng ngày, theo ông Cái Hoàng Bảo, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hải, huyện đã xác minh ban đầu và đã báo cáo gửi các ngành chức năng về hiện tượng tôm chết bất thường ở địa phương. Theo ông Bảo, trên địa bàn huyện Đông Hải có 11 hộ sử dụng thảo dược Uv-One để diệt giáp xác, với diện tích 25 ha, trong đó những hộ đã thả tôm nuôi đều thiệt hại trắng.
Theo bà con, thì loại thảo dược Uv-One được mua tại hai đại lý thuốc thú y thủy sản Minh Trang và Hùng Linh, thuộc ấp Diêm Điền, xã Điền Hải (H. Đông Hải). Ông Bảo cho biết thêm, từ phản ánh của người dân các đại lý đã báo cáo về Cty Uv-Việt Nam và đại diện công ty cho biết sẽ thu hồi thuốc thảo dược, hứa khắc phục thiệt hại cho bà con.
Trước đó, nông dân Trà Vinh cũng bị lao đao do sử dụng sản phẩm diệt giáp xác của Cty này.
Có thể bạn quan tâm

Dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản được nhà vườn Cần Thơ chọn lọc và nhân giống. Trước đây, Dâu Hạ Châu có tên là Dâu miền dưới, do giống dâu này có phẩm chất vượt trội (thơm, ngọt) hơn các giống dâu khác, vì vậy chúng được Cụ thân sinh của ông Lê Văn Bảy (Bảy Ngữ) chọn lọc, ươm trồng từ hạt vào những năm 1960.

“Giá urea có xu hướng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển và tâm lý mua hàng tích trữ để chuẩn bị vào vụ HT” - ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó tổng giám đốc TCty PB và Hóa chất Dầu khí

Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước

Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.

Con giống sạch bệnh được người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau hướng đến, nhất là ở mô hình nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn chủ quan đối với con giống có thương hiệu sạch bệnh, đã qua kiểm dịch nên dịch bệnh vẫn xảy ra