Thoát nghèo nhờ cây hẹ

Chuyện anh Phương trồng hẹ thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng từ diện tích đất chưa quá 1.000m2 xung quanh nhà, mới nghe hàng xóm cho là chuyện đùa, nhưng đến khi tận mắt chứng kiến anh Phương bán hẹ với giá 8.000 đồng/kg, bà con mới tin đó là sự thật.
Anh Phương cho biết, cây hẹ là loại cây rau màu dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, lại nhẹ công chăm sóc, ít bị sâu bệnh hơn so với nhiều loại cây rau màu khác.
Thời điểm xuống giống trồng hẹ thuận lợi nhất trong khoảng thời gian tháng 10, 11 để kịp thu hoạch bán vào dịp Tết Nguyên đán.
Có điều đặc tính của cây hẹ là hay bị chết trong giai đoạn mới trồng, để hạn chế hiện tượng này, trước khi trồng cần cắt bớt rễ của cây giống; làm như vậy thì khả năng tái sinh của rễ sẽ tốt hơn và cây sẽ tạo chồi nhánh nhanh.
Liếp trồng cũng phải cao từ 0,2-0,3m, ngang 0,8-1m, rãnh sâu 20-30cm, để thoát nước tốt và hạn chế được cây bị ngập úng vào mùa mưa.
Công việc chăm sóc chính của người trồng hẹ là bón phân vun gốc, nhổ tỉa và trồng giặm.
Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hẹ cũng đơn giản, theo anh Phương, trước mỗi lần tưới phân chỉ cần bón một ít tro bếp, hay tro trấu quanh gốc hẹ, sau đó tưới phân chỗ gần gốc.
Ngoài ra, trồng hẹ còn có thể áp dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế côn trùng và ngăn ngừa được cỏ dại, điều hòa độ ẩm của đất, giữ phân bón, hạn chế độ phèn...
Do khả năng tái sinh của hẹ rất dễ dàng nên khi cắt lá hẹ, cần phải chừa lại phần gốc từ 2-3cm trên mặt đất, sau đó tưới nước đủ ẩm, hôm sau tưới phân, bón thêm phân xanh, phân chuồng để cây hẹ tăng trưởng mọc nhanh và đất có thể ít bị bạc màu.
Anh Phương cho rằng không biết mình trồng như vậy đã đúng theo khoa học kỹ thuật chưa, nhưng có điều đã hơn 10 năm qua, anh áp dụng lối trồng này, rẫy hẹ nhà anh luôn đạt năng suất rất cao.
Quân bình mỗi tháng, anh Phương cắt bán được từ 900 đến 1 tấn hẹ lá, với diện tích chưa quá 1.000m2.
Để tăng phần lợi nhuận trên cùng diện tích trồng hẹ, anh Phương còn trồng xen canh thêm cây lô hội (cây nha đam) ở mé liếp, đầu giồng… Anh Phương cho biết trước đây gia đình anh thuộc diện khó khăn, nhờ trồng hẹ trúng mùa được giá nhiều năm liền, nên anh mới lo được cho 2 con anh ăn học hết chương trình đại học, giờ đã ra trường có việc làm ổn định.
Trao đổi với chúng tôi, ông Tống Bửu Sơn, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy, cho biết năm 2015 này, bà con trong huyện đã xuống giống trồng được 2.880,73ha rau màu các loại như cải, cà, bầu, bí, dưa leo… riêng cây hẹ lá là 86,24ha.
Tuy nhiên, để ổn định thị trường tiêu thụ đầu ra cho cây hẹ, ngành chức năng địa phương khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích trồng nhiều, vì cây hẹ không phải loại cây rau màu mang tính giá trị kinh tế bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Cả trăm hộ dân trồng mía ở xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa, Phú Yên) vô cùng bức xúc vì bị nhân viên nông vụ của Công ty TNHH Công nghiệp KCP - Việt Nam (Công ty KCP), chiếm đoạt tiền.

Sau Tết Nguyên đán, giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ khiến nhiều hộ nuôi tại khu vực ĐBSCL phấn khởi khi thả vụ mới. Tuy nhiên, chất lượng con giống vẫn khiến hàng trăm hộ lo lắng.

Xã Ngư Thủy (Lệ Thủy- Quảng Bình) anh hùng thời chống Mỹ với đội nữ pháo binh cả nước biết đến. Bây giờ, Ngư Thủy được chia thành 3 xã gồm: Ngư Thuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Trung và Ngư Thuỷ Nam. Có lẽ cả dải đất ven biển nước Việt, ít có vùng nào lại nuôi cá nước ngọt như ở đây.

Từ nay đến tháng 11-2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ được tỉnh Thái Nguyên giao triển khai Dự án “Nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ nuôi cá Tầm” với kinh phí thực hiện là trên 200 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo đó, khu vực được lựa chọn để nuôi cá tầm là vùng nước lạnh thuộc các xã nằm ven dãy núi Tam Đảo của huyện.

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.