Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát nghèo nhờ cây hẹ

Thoát nghèo nhờ cây hẹ
Ngày đăng: 06/11/2015

Chuyện anh Phương trồng hẹ thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng từ diện tích đất chưa quá 1.000m2 xung quanh nhà, mới nghe hàng xóm cho là chuyện đùa, nhưng đến khi tận mắt chứng kiến anh Phương bán hẹ với giá 8.000 đồng/kg, bà con mới tin đó là sự thật.

Anh Phương cho biết, cây hẹ là loại cây rau màu dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, lại nhẹ công chăm sóc, ít bị sâu bệnh hơn so với nhiều loại cây rau màu khác.

Thời điểm xuống giống trồng hẹ thuận lợi nhất trong khoảng thời gian tháng 10, 11 để kịp thu hoạch bán vào dịp Tết Nguyên đán.

Có điều đặc tính của cây hẹ là hay bị chết trong giai đoạn mới trồng, để hạn chế hiện tượng này, trước khi trồng cần cắt bớt rễ của cây giống; làm như vậy thì khả năng tái sinh của rễ sẽ tốt hơn và cây sẽ tạo chồi nhánh nhanh.

Liếp trồng cũng phải cao từ 0,2-0,3m, ngang 0,8-1m, rãnh sâu 20-30cm, để thoát nước tốt và hạn chế được cây bị ngập úng vào mùa mưa.

Công việc chăm sóc chính của người trồng hẹ là bón phân vun gốc, nhổ tỉa và trồng giặm.

Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hẹ cũng đơn giản, theo anh Phương, trước mỗi lần tưới phân chỉ cần bón một ít tro bếp, hay tro trấu quanh gốc hẹ, sau đó tưới phân chỗ gần gốc.

Ngoài ra, trồng hẹ còn có thể áp dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế côn trùng và ngăn ngừa được cỏ dại, điều hòa độ ẩm của đất, giữ phân bón, hạn chế độ phèn...

Do khả năng tái sinh của hẹ rất dễ dàng nên khi cắt lá hẹ, cần phải chừa lại phần gốc từ 2-3cm trên mặt đất, sau đó tưới nước đủ ẩm, hôm sau tưới phân, bón thêm phân xanh, phân chuồng để cây hẹ tăng trưởng mọc nhanh và đất có thể ít bị bạc màu.

Anh Phương cho rằng không biết mình trồng như vậy đã đúng theo khoa học kỹ thuật chưa, nhưng có điều đã hơn 10 năm qua, anh áp dụng lối trồng này, rẫy hẹ nhà anh luôn đạt năng suất rất cao.

Quân bình mỗi tháng, anh Phương cắt bán được từ 900 đến 1 tấn hẹ lá, với diện tích chưa quá 1.000m2.

Để tăng phần lợi nhuận trên cùng diện tích trồng hẹ, anh Phương còn trồng xen canh thêm cây lô hội (cây nha đam) ở mé liếp, đầu giồng… Anh Phương cho biết trước đây gia đình anh thuộc diện khó khăn, nhờ trồng hẹ trúng mùa được giá nhiều năm liền, nên anh mới lo được cho 2 con anh ăn học hết chương trình đại học, giờ đã ra trường có việc làm ổn định.

Trao đổi với chúng tôi, ông Tống Bửu Sơn, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy, cho biết năm 2015 này, bà con trong huyện đã xuống giống trồng được 2.880,73ha rau màu các loại như cải, cà, bầu, bí, dưa leo… riêng cây hẹ lá là 86,24ha.

Tuy nhiên, để ổn định thị trường tiêu thụ đầu ra cho cây hẹ, ngành chức năng địa phương khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích trồng nhiều, vì cây hẹ không phải loại cây rau màu mang tính giá trị kinh tế bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Thử Chim Trĩ Nuôi Thử Chim Trĩ

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.

08/06/2013
Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết Anh Vân Trúng Mùa Nho Tết

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.

29/07/2013
Ngư Dân Được Mùa Ruốc Ngư Dân Được Mùa Ruốc

Từ đầu tháng 8 đến nay, ngư dân xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) rất phấn khởi vì được mùa ruốc, sản lượng khai thác khoảng 20 tấn/ngày. Giá ruốc tươi dao động từ 18- 25 ngàn đồng/kg, ruốc khô bán với giá là 90 ngàn đồng/kg. Nhờ được mùa ruốc nên ngư dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

05/09/2013
Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm Nông Dân “Chết Đứng” Vì Cá Chẽm

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

08/06/2013
Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Trồng Rong Nho Ở Huyện Trường Sa Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Trồng Rong Nho Ở Huyện Trường Sa

Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.

06/09/2013